Máy nén khí Piston là một trong những loại máy nén khí phổ biến nhất trên thị trường hiện nay bởi lẽ có được những ứng dụng rọng rãi trong nhiều nghành nghề khác nhau. Tuy nhiên, với những người chưa từng sử dụng máy nén khí Piston thì chắc chắn vẫn có nhiều những thắc mắc kiểu như máy nén khí piston là gì, có cấu tạo như thế nào…
Để giải đáp câu hỏi này, dưới đây Websosanh sẽ đưa tới cho bạ những thông tin về dòng máy nén khí piston này.
1. Máy nén khí piston là gì?
Máy nén khí Piston được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghành, đặc biệt là trong các garage ô tô hoặc cửa hàng xe máy bởi nó có dung tích bình chứa lớn, thời gian nén nhanh và lưu lượng nén khí lớn, áp suất ổn định.
Máy nén khí Piston làm tằng áp suất bằng việc giảm thể tích của nó (sử dụng piston). Hệ thống này có thể được điều khiển bởi động cơ điện hoặc là động cơ đốt trong.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí piston
Cấu tạo cơ bản của một máy nén khí piston gồm có xi lanh, piston, cần đẩy, thanh truyền, con trượt, tay quay, van nạp, van xả, phớt…
Có 2 loại máy nén khí piston đó là: Máy nén khí 1 chiều, 1 cấp và máy nén khí 2 chiều 1 cấp.
Nguyên lý hoạt động của các máy nén khí Piston này như sau:
– Máy nén khí 1 chiều 1 cấp:
+ Piston chuyển động tịnh tiến qua lại nhờ được nối với cơ cấu thanh truyền – tay quay. Khi piston đi sang phải V tăng dần. P giảm, van nạp mở ra, không khí ở bên ngoài đi vào trong xi lanh, thực hiện quá trình nạp khí.
+ Khi piston đi sang trái, không khí trong xi lanh được nén lại, P tăng dần, van nạp đóng, đến khi P tăng lớn hơn sức căng lò xo van xả tự động mở, khí nén sẽ qua van xả theo đường ống đến bình chứa khí nén kết thúc một chu kỳ làm việc.
+ Sau đó các quá trình được lặp lại, cứ như vậy máy nén khí hoạt động để cung cấp khí nén.
– Máy nén khí 2 cấp 1 chiều:
+ Khi piston đi xuống, thể tích phần không gian phía trên piston lớn dần, áp suất P giảm xuống van nạp số 7 mở ra không khí được nạp vào phía trên piston và đồng thời thể tích dưới piston giảm, P tăng van xả số 8 mở ra, khí theo đường ống qua bình chứa.
+ Khi piston đi lên không gian phía dưới piston lớn dần, P giảm van nạp số 7 mở ra, không khí được nạp vào xi lanh, đồng thời V phía trên piston nhỏ dần. P tăng, van xả số 8 mở ra, khí nén phía trên piston được nén đẩy vào bình chứa.
+ Cứ như vậy máy nén khí piston hoạt động để cung cấp khí nén. Phớt số 9 có tác dụng làm kín để không cho khí lọt ra ngoài.
3. Ưu nhược điểm của máy nén khí piston
Với cấu tạo đặc biệt của mình, máy nén khí piston có những ưu nhược điểm nhưa sau:
– Ưu điểm của máy nén khí piston
+ Giá thành phù hợp với nhu cầu sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày,
+ Kết cấu gọn, trọng lượng máy nhỏ, chiếm diện tích lắp đặt không lớn,
+ Tiện lợi khi tháo lắp các cụm chi tiết,
+ Có thể tạo ra áp suất lớn từ 2-1000 kg/cm2 và có thể lớn hơn nữa.
+ Chính sự phù hợp với các nhu cầu công việc của các đơn vị, tổ chức cá nhân nên dòng máy nén khí piston được bán với doanh số rất cao trên thị trường.
– Nhược điểm của máy nén khí piston
– Do có các khối lượng tịnh tiến qua lại nên máy nén khí piston hoạt động không cân bằng, làm việc còn khá ồn và rung động,
– Khí nén cung cấp không được liên tục, do đó phải có bình chứa khí nén đi kèm, độ ổn định và độ bền của máy không cao như dòng máy nén khí trục vít.
Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu hơn về máy nén khí piston có mặt trên thị trường hiện nay.