6 bước sơ cứu đơn giản cho bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn ngày Tết

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Khi bị ngộ độc thức ăn, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng. Nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Websosanh.vn – Tết đến là lúc mà chúng ta có những bữa tiệc tưng bừng, nhưng đó cũng là lúc mà nguy cơ chúng ta bị ngộ độc thức ăn tăng cao nhất. Triệu chứng thông thường bạn sẽ mắc phải nếu bị ngộ độc thức ăn đó là: nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng…hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

Những triệu chứng này thường sẽ không biểu hiện ngay lập tức khi bạn ăn phải những thức ăn hôi thiu, nhiễm các chất độc hại mà phải sau khi ăn khoảng 3 đến 4 giờ. Ngộ độc thức ăn nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong và ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu về dài. Nếu chẳng may bạn hoặc người thân bị ngộ độc thực phẩm với các dấu hiệu như đã nói ở trên thì nên lập tức tiến hành các bước sơ cứu sau đây:

Cho người bệnh nghỉ ngơi và gây nôn

Đầu tiên, việc mà bạn cần làm đó là cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng, có thể pha một cốc nước muối loãng cho người bệnh uống. Việc cho người bênh uống nhiều nước nhằm “pha loãng” chất độc, làm chậm quá trình xâm nhập của chất độc vào cơ thể. Sau đó, bạn hãy kích thích vào cổ họng bệnh nhân để gây nôn bằng cách dùng ngón tay chặn xuống lưỡi bệnh nhân cho đến khi bệnh nhân có thể nôn ra được.

Khi tiến hành gây nôn, bạn phải cho bệnh nhân nằm nghiêng, kê cao đầu để chất nôn không bị trào ngược vào phổi. Đừng hoảng sợ khi thấy bệnh nhân nôn ra quá nhiều. Vì trong trường hợp này, bệnh nhân nôn càng nhiều thì cơ thể càng mau đẩy được độc tố ra ngoài. Một lưu ý nữa khi cho bệnh nhân được nôn ra đó là chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, với trường hợp hôn mê tuyệt đối không nên gây nôn vì có thể gây sặc thức ăn và có thể gây tắc thở.

Cho uống nước orezol càng nhiều càng tốt

Khi người bệnh đã nôn được, có nghĩa là bệnh nhân đã phần nào loại bỏ được các chất độc hại trong cơ thể. Sau khi nôn xong, chắc chắn cơ thể bệnh nhên sẽ rất mệt và bị mất khá nhiều nước. Bạn hãy cho người bệnh nằm nghỉ ngơi. Sau đó, hãy hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh.

Tỷ lệ pha như sau: nếu là orezol, bạn hãy pha một gói với một lít nước(hoặc theo hướng dẫn in trên bao bì). Nếu là nước muối đường, bạn có thể pha 1/2 thìa cà phê muối, bốn thìa cà phê đường với một lít nước, rồi cho người bệnh uống.

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp

Sau khi uống nước, cho bệnh nhân nằm với tư thế nằm ngửa, đầu thấp. Bạn cũng nên để ý, nếu có biểu hiện nghẹt thở nên kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để tránh lưỡi bị thụt vào gây ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.

Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nếu tình trạng ngộ độc quá nặng

Sau khi cho bệnh nhân nôn ra và cho uống nước, nếu cảm thấy bệnh nhân chưa có dấu hiệu hồi phục, hoặc cảm thấy họ bị ngộ độc quá nặng, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để bác sỹ tiến hành rửa ruột cho bệnh nhân hoặc các biện pháp điều trị cần thiết. Sơ cứu ở nhà là cần thiết, tuy nhiên, chưa chắc đã hiệu quả nếu chất độc ngấm sâu vào cơ thể. Thường khi đưa đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được tiến hành rửa ruột, quá trình này sẽ không mất quá nhiều thời gian và sẽ khiến bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.

Theo dõi nhịp tim của bệnh nhân tránh tình trạng ngưng thở

Trong quá trình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc với những bệnh nhân đã đỡ hơn sau khi gây nôn và cho uống nước orezol thì cần được theo dõi nhịp tim thường xuyên. Nếu có bất kỳ thay đổi nào của nhịp tim cần hô hấp kịp thời để tránh việc ngừng thở gây nguy hiểm đến tính mạng bởi khi bị ngộ độc, không những bụng của bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu và nhịp tim cũng không được ổn định, rất dễ rơi vào trạng thái ngừng thở. Trường hợp này không quá phổ biến, tuy nhiên cẩn thận không phải là thừa, tùy vào tình trạng bệnh nhân mà có mức độ theo dõi sát sao khác nhau.

Cho bệnh nhân ăn nhẹ

Sau khi tiến hành các bước sơ cứu trên, có thể cho người bệnh ăn một chút thức ăn mềm, dễ tiêu như súp, cháo nhưng không nên cho uống sữa để cơ thể họ dần hồi phục. Sau khi nôn ra hoặc được rửa sạch ruột, các bệnh nhân ngộ độc thực phẩm sẽ cảm thấy rất mệt và đói. Việc được bổ sung một nguồn năng lượng là rất cần thiết. Tuy nhiên, chỉ nên ăn các thức ăn khô, không chứa nhiều nước, những loại thức ăn mềm. Tuyệt đối không nên uống sữa hoặc các loại nước trái cây, hoa quả.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để hạn chế bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên ghi nhớ những điều sau:

– Chọn thực phẩm sạch, hạn chế ăn thức ăn đường phố, không rõ nguồn gốc.

– Dùng nước sạch khi rửa thức ăn và vệ sinhh đồ nấu nướng.

– Thực hiện ăn chín, uống sôi.

– Rửa tay sạch trước sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Giữ nhà bếp sạch sẽ.

– Tuyệt đối không ăn thức ăn ôi thiu.

Ngoài ra, để trị đi ngoài, nôn mửa, trúng độc thức ǎn không tiêu, bị trúng thử, ra khí, nước, đau bụng do lạnh, viêm ruột, dạ dày cấp tính, đau bụng kèm theo miệng khát và lượng tiểu tiện ít, bạn có thể dùng thuốc nam bắc với thành phần và phân lượng như dưới đây. Thang thuốc này sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy khỏe hơn và thoải mái hơn.

Thành phần và phân lượng:

-Thương truật : 2,5-3g

-Hậu phác : 2,5-3g

-Trần bì : 2,5-3g

-Trư linh : 2,5-3g

-Trạch tả : 2,5-3g

-Thược dược : 2,5-3g

-Bạch truật : 2,5-3g

-Phục linh : 2,5-3g

-Quế chi : 2-2,5g,

-Đại táo : 1,5-3g

-Can sinh khương : 0,5-2g

– Cam thảo : 1-2g

– Súc sa : 2g – Hoàng liên: 2g

Có thể không dùng Thược dược, Súc sa, Hoàng liên ( bỏ bớt các vị này nếu không mua được hoặc muốn đơn giản)

Hy vọng những điều trên đây sẽ giúp các bạn biết cách xử lý khi bản thân hoặc người thân bị ngộ độc thực phẩm không chỉ trong những ngày Tết mà còn trong những ngày bình thường.

Hương Giang

Tổng Hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Mẹo vặt

Gợi ý 15 kiểu trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2024 chuẩn

Gợi ý 15 kiểu trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2024 chuẩn

Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết là hoạt động không thể thiếu trong ngày cuối năm. Mỗi vùng miền sẽ có những cách trang trí mâm ngũ quả Tết khác nhau, dưới đây là 15 mẫu trang trí mâm quả đẹp - độc - lạ để bạn tham khảo trong dịp Tết này.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!