8 tục lệ bạn không nên bỏ qua nếu muốn có một năm mới an lành, hạnh phúc

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Từ ngàn đời nay những tục lệ như: tảo mộ, mua muối đầu năm, đi lễ chùa hay mừng thọ, chúc Tết đã được nhân dân ta phát huy và gìn giữ.

Tảo mộ

Vào khoảng thời gian từ 23 đến 30 tháng chạp con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên để sửa sang, dọn dẹp để bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên về với con cháu. Vào dịp này những người ở xa sẽ trở về quê hương tảo mộ. Nguyễn Du đã từng viết “Gần xa nô nức yến oanh/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Vào dịp này, trên khu mộ Tổ thường sẽ có rất nhiều người xa xứ về thăm quê hương, bày tỏ lòng thành lính đối với tổ tiên, những người đã phù hộ cho mình một năm làm ăn may mắn.

Lễ vật rất đơn giản, thường thì chỉ có nén hương cùng đĩa hoa quả. Việc quan trọng nhất trong lễ tảo mộ đó chính là dọn dẹp, sửa sang lại khu mộ cho sạch sẽ và đẹp đẽ, việc này cung giống như trước năm mới các thành viên trong gia đình dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng.

Đi chợ Tết mua hoa cảnh

Việc đi chợ mua hoa cảnh là phong tục không thể thiếu mỗi khi xuân về. Nếu như ở miền Nam, người dân đón Tết với cái nắng xuân ấm áp và những cành mai tươi tắn sắc vàng thì ở miền Bắc lại đặc trưng với những bông hoa đào khoe sắc thắm xua tan cái không khí lạnh lẽo của những ngày đầu xuân. Với quan niệm rằng sau đêm giao thừa nếu hoa trổ bông có nhiều cánh kép, ba lớp trên đài và mang hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc. Nhiều gia đình lại thích mua cây quất vào này Tết để có đủ tứ quý trong nhà. Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ mang lại may mắn suốt cả năm.

Vào thời gian giáp Tết, nơi nơi đều nhìn thấy chợ hoa Xuân hoặc những người bán hoa trên khắp các nẻo đường con phố. Vào những ngày hội chợ, người dân sẽ tụ tập nhau lại, mua mua bán bán đủ các thứ hoa đẹp trên đời với mong ước một mùa xuân “đẹp như hoa”, một năm mới “tươi như hoa”.

Hái lộc

Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, tục lệ này dường như đã được thay thế bởi việc ngắt hoa bẻ cành không những làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên mà còn khiến cho ngày Tết bởi “tươi”, bớt “xanh” và bớt “lộc”. Ngày nay, thường người dân chỉ đi thắp hương hoặc ngắm pháo hoa, chơi bời, tụ tập với nhau chứ không còn hái lộc đầu năm nữa.

Xông đất

Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì người xưa quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn cho gia đình của mình. Vì thế, người ta thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đát vì họ tin rằng, người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết 1 vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập cho cả gia đình.

Bạn có thể xem tuổi xông đất hợp với mình tại đây.

Chúc Tết

Chúc Tết ông bà, bố mẹ, họ hàng, người quen

Vào ngày mồng một, người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết họ hàng, hàng xóm, láng giềng, bạn bè và những người thân quen của mình. Thường thì thời gian lưu lại nhà sẽ không lâu bởi ngày mồng Một ai ai cũng đi chúc Tết và đi chúc Tết rất nhiều người. Khách đến nhà thường chỉ nói chuyện, chúc tụng dăm ba câu, ăn vài chiếc kẹo, uống ly rượu đầu xuân rồi chào nhau ra về. Việc chúc Tết ngày mồng Một không câu nệ cách thức, lễ nghi, chỉ cần khách và chủ chân thành, tình cảm là được.

Mừng tuổi – Mừng thọ

Ngày Tết, người Việt Nam có phong tục lì xì cho trẻ em và mừng thọ cho các cụ già. Phong bao lì xì có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, đoàn viên, mong ước hạnh phúc sẽ đến cho năm mới. Mừng tuổi có ý nghĩa rằng người lớn mong cho các cháu sẽ học hành giỏi giang, ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ, ăn nhanh chóng lớn. Trong khi đó tục lệ mừng thọ lại thể hiện sự hiếu thảo, thành kính của con cháu đối với các bậc phụ lão, đồng thời thể hiện mong muốn rằng các cụ sẽ luôn luôn khỏe mạnh, sống vui vẻ cùng con cháu.

Đi lễ chùa

Không chỉ có các tăng ni, phật tử mà ngày nay mọi người thường đi lễ chùa cầu may vào dịp tết, đầu năm mới với mong muốn Đức Phật sẽ phù hộ cho gia đình, bạn bè, cho những người thân yêu một năm đủ đầy, hạnh phúc, và gặp nhiều may mắn. Ở các đền chùa ngày nay thường chỉ cho người dân đến phúng viếng chứ không cho thắp hương, đặt lễ quá nhiều.

Mua muối đầu năm

Từ xưa dịp cuối năm các mẹ các bà thường chuẩn bị cơi trầu thật đầy đủ. Dĩ nhiên không thể thiếu vôi cho miếng trầu thêm đậm đà. Rồi mỗi sáng mùng 1 Tết khi thấy cô hàng muối rao qua nhà, các bà các mẹ sẽ gọi lại để mua thêm ít mặn mà cho gia đình một năm thêm mặn mà bền chặt. Vì thế ông bà mình thường có câu ” Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” giúp cả năm luôn được may mắn và ấm êm.

Hương Giang

Tổng Hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

25 câu chúc Tết hay cho năm mới 2015

25 câu chúc Tết hay cho năm mới 2015

Websosanh.vn - Tết đến là thời khắc của những câu chúc an lành, tốt đẹp mà mọi người dành cho nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại những câu chúc hay nhất dành cho Tết Ất Mùi 2015.

Tin tức về Mẹo vặt

Gợi ý 15 kiểu trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2024 chuẩn

Gợi ý 15 kiểu trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2024 chuẩn

Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết là hoạt động không thể thiếu trong ngày cuối năm. Mỗi vùng miền sẽ có những cách trang trí mâm ngũ quả Tết khác nhau, dưới đây là 15 mẫu trang trí mâm quả đẹp - độc - lạ để bạn tham khảo trong dịp Tết này.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!