1. Trước tiên, bạn phải xác định thói quen nào thực sự xấu. Nếu như đó là những thói quen như ăn đồ ăn vặt, xem ti vi quá nhiều hay lướt web cả ngày thì vẫn có thể chấp nhận nó là một phần trong cuộc sống của bạn. Chỉ những thói quen gì đó thực sự có hại và không có lựa chọn nào ngoại trừ việc từ bỏ nó.
2. Nếu bạn quyết định bạn có thể phù hợp với nó vào cuộc sống của bạn bằng cách nào đó, chỉ định cụ thể thời gian/ngày/lần. Ví dụ như một thanh nhỏ socola sau bữa ăn tối vào tối thứ ba và thứ năm, chọn một vài show hay trên TV, thiết lập bộ đếm thời gian trước khi bạn đăng nhập vào Internet.
3. Tạo cho mình một động lực nhỏ phù hợp với mục tiêu cần đáp ứng
Nếu bạn đi đâu đó 2 tuần mà không phải xem TV quá nhiều thì bạn có thể lựa chọn tập thể dục và bắt tay ngay vào những bài tập đầu tiên. Nếu bạn muốn từ bỏ việc ăn đồ ăn thừa tại sao bạn không đi ra ngoài mua một hộp sữa chua trái cây đông lạnh? Bạn cũng có thể mua một cuốn sách mới như một phần thưởng vì việc bạn dành thời gian ít lên mạng hơn.
4. Nếu thói quen của bạn thực sự có hại cho sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy tận dụng sự giúp đỡ từ các nhà tư vấn chăm sóc sức khỏe. Một bác sĩ, y tá hoặc bác sĩ chuyên khoa có thể hỗ trợ cho bạn trong việc lập kế hoạch phù hợp hơn và toàn diện để giúp bạn có thể loại bỏ thói quen không lành mạnh và giúp bạn thay đổi lối sống theo cách mà bạn không thể tự làm.
5. Khi bạn thấy mình bị cám dỗ bởi những thói quen cũ, bạn thay đổi hướng và hành động ngay. Ví dụ như nếu bạn thây mình bị cám dỗ việc xem TV bạn có thể nhấc điện thoại lên để thay thế. Bạn cũng có thể mua những có chó để chúng đi dạo cùng thay vì online.
6. Nhận hỗ trợ từ một người bạn. Nếu một người bạn của bạn đã phá vỡ được những thói quen xấu tương tự, hãy tham khảo kinh nghiệm từ họ hoặc nếu họ cũng đang thực hiện kế hoạch thay đổi thì bạn hãy cùng họ lập ra những chiến lược để cùng nhau vượt qua
7. Suy nghĩ nhỏ
Thay vì “Tôi sẽ không bao giờ xem TV quá nhiều nữa” bạn hãy thử nói ” hôm nay tôi sẽ dành 15 phút để đọc” hoặc thay vì “không có đồ ăn vặt nhiều nữa” bạn hãy suy nghĩ “hôm nay tôi sẽ ăn một bữa ăn nhiều trái cây hơn”. Chẳng bao lâu bạn sẽ thấy rằng bạn dành nhiều thời gian làm những điều tích cực hơn so với những người tiêu cực.
8. Cho thói quen xấu của bạn vào danh sách cần loại trừ
Nếu thói quen xấu của bạn là ít vận động thì bạn hãy làm cho mình một chiếc ghế thoải mái khi bạn làm điều đó. Hãy thử nhai kẹo cao su có hương vị mạnh hoặc đánh răng của bạn trước khi bạn bị cám dỗ bởi những món ăn vặt. Một phương pháp cũ để đối phó với những thói quen xấu là bạn dùng dây cao su dày quang cổ tay của bạn, bất cứ khi nào thói quen xấu của bạn tái phát, thì dây cao su sẽ kéo căng và làm đau tay bạn. Chẳng bao lâu bạn sẽ kết hợp thói quen với nỗi đau, dần dần bạn sẽ có nhiều khả năng phá vỡ nó hơn.
9. Đặt số tiền mà bạn muốn chi tiêu cho đồ ăn vặt vào một cái lọ. Hãy dành thời gian bạn thường xem TV hoặc lướt wen để thực hiện một dự án và bạn có thể được chiêm ngưỡng những món quà do mình gặt hái.
10. Có sự kiên nhẫn với chính mình
Nếu bạn tái phạm những thói quen hãy nhớ rằng những người thường tha thứ cho bản thân và cố gắng làm tốt hơn lần sau thường có tỷ lệ thành công hơn so với những người trách móc bản thân vì đã mắc sai lầm”. Những ngường có sự cân bằng tốt họ thường xu hướng nói ” Oh, tốt ngày mai mình sẽ làm tốt hơn” và điều đó có thể trở thành sự thật, những người kia họ lại thường nói họ đã thất bại và tại sao họ lại phải cố gắng để tốt hơn và như thế họ sẽ không bao giờ có thể thay đổi được.
11. Luôn suy nghĩ bạn không phải là người duy nhất trong thế giới đang vướng vào những thói quen xấu
Bạn không phải là người duy nhất có thói quen xấu. Đừng tự cô lập mình khỏi những người khác vì những thói quen xấu đó. Nếu hút thuốc là một thói quen xấu của bạn cố gắng tìm thấy những điều bạn thích làm trong một môi trường mà việc cấm hút thuốc được phép. Bạn sẽ có thể thấy rằng bạn tận hưởng những giờ nghỉ hút thuốc và nó khuyến khích việc bạn từ bỏ thuốc lá.
Chúc bạn thành công với kế hoạch từ bỏ thói quen xấu nhé!