Hướng dẫn kiểm tra bóng đèn máy chiếu đã bị hỏng hay chưa

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra tình trạng bóng đèn máy chiếu xem đã đến lúc phải thay nó hay chưa.

Bất kể thương hiệu, kiểu dáng hay mức giá của chiếc máy chiếu mà bạn sở hữu, tất cả chúng đều có một điểm chung cơ bản: đều sử dụng bóng đèn để tạo ra hình ảnh mà bạn thấy trên màn chiếu. Và bóng đèn này không phải vĩnh cửu, chúng sẽ hao mòn theo thợi gian giống như bóng đèn điện vậy, cũng có nghĩa chúng cần được thay thế khi đã ‘có tuổi’.

Trước đây bóng đèn chiếu rất yếu ớt, rất dễ vỡ và kéo theo là cả máy chiếu bị hỏng luôn. Cũng may, theo sự phát triển của công nghệ thì bóng chiếu dần được thay thế bằng những vật liệu bền bỉ hơn, hạn chế tối đa nguy cơ vỡ nổ, nhưng mặt trái là ta không thể biết được khi nào nó bị hỏng. Nếu bạn cảm thấy bóng đèn máy chiếu của mình cũng đang nằm trong nguy cơ bị hỏng nhưng chưa thể xách định thì hãy kiểm tra chúng theo hướng dẫn dưới đây của Websosanh nhé.

1. Tuổi thọ của bóng đèn chiếu là bao lâu?

Hầu hết mỗi loại bóng chiếu đều có thời gian sử dụng nhất định ở điều kiện lý tưởng, đó là thông số mà ban đầu nhà phát hành cung cấp cho chúng ta, có thể là 7.500 giờ, 15.000 giờ hoặc hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế sử dụng không phải lúc nào cũng lý tưởng như vậy, dẫn đến tuổi thọ bóng đèn chỉ nằm ở mức 1.000 – 2.000 giờ mà thôi, một số bóng cao cấp thì khoảng 5.000 giờ.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ bóng đèn chiếu

Dưới đây là những nhân tố trực tiếp tác động đến tuổi thọ bóng đèn máy chiếu mà bạn nên nắm giữ để có cách mua sắm cũng như sử dụng hợp lý.

hướng dẫn kiểm tra bóng đèn máy chiếu

2.1. Loại đèn bạn đang sử dụng

Các model máy chiếu gia đình trên thị trường có điểm chung là thường sử dụng đèn Metal Halide hoặc đèn LED. Trong đó đèn Metal Halide là phổ biến hơn cả vì chi phí rẻ, độ sáng đạt tiêu chuẩn trung bình và có tuổi thọ khoảng 3.000 giờ. Đèn LED sẽ tốt hơn một chút, nó có tuổi thọ từ 20.000 giờ trở lên nhưng nhược điểm là độ sáng hạn chế và bất kỳ nguồn sáng nào cũng có thể lấn át nó, cho nên chỉ dùng cho các phòng kín không ánh sáng. Đây là lý do chính khiến bóng đèn LED không được sử dụng nhiều cho các dòng máy chiếu gia đình.

2.2. Nhân tố môi trường

Môi trường có thể tác động đến tuổi thọ của bóng đèn chiếu mà trong đó, chất lượng không khí là nhân tố lớn nhất. Tiếp xúc với các thành phần ô nhiễm trong không khí sẽ làm giảm tuổi thọ chung của bóng chiếu, bụi trong không khí có thể bị hút vào bên trong bộ lọc, hoặc làm tắc nghẽn quạt, làm bóng nóng hơn bình thường và tuổi thọ bị rút ngắn theo thời gian.

Ở một khía cạnh khác, đèn chiếu cũng rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ. Theo nguyên tắc chung thì nếu bạn đặt nó ở một nơi cố định thì sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên nếu thay đổi không gian chiếu có sự chênh lệch về nhiệt độ (từ nơi nhiệt độ bình thường sang nơi lạnh hơn hoặc nóng hơn và ngược lại) thì bóng đèn cũng sẽ chịu những thiệt hại không nhỏ. Dĩ nhiên những thiệt hại này chúng ta không thể thấy được bằng mắt thường và cũng chẳng dễ gì nhận ra, nhưng về lâu về dài nó cũng khiến tuổi thọ bóng đèn trôi đi nhanh chóng.

2.3. Tần suất sử dụng

Tuổi thọ bóng đèn máy chiếu mà các nhà sản xuất đưa ra thường là ở điều kiện lý tưởng, trong đó bao gồm luôn cả tần suất hoạt động của chúng. Ví dụ nếu bạn thường sử dụng máy chiếu khoảng 2 – 3 giờ mỗi ngày, 2 – 3 ngày mỗi tuần (đại loại thế) thì tuổi thọ của bóng đèn sẽ dài hơn so với việc sử dụng không có quy luật nào.

hướng dẫn kiểm tra bóng đèn máy chiếu

3. Mẹo bản quản bóng đèn máy chiếu đơn giản, hiệu quả

Trung bình, bạn có thể mong đợi nhận được ít nhất 1.000 – 2.000 giờ sử dụng từ bóng chiếu, đừng mơ đến con số cao như nhà sản xuất đưa ra vì thực tế ta không sử dụng chúng ở điều kiện lý tưởng. Nếu bạn chỉ dùng máy chiếu khoảng vài giờ mỗi ngày thì bạn có lẽ sẽ phải thay bóng mỗi năm một lần, hoặc hai năm một lần. Dùng càng nhiều thì thời gian càng rút ngắn nhưng bình quân 6 tháng bạn nên thay bóng chiếu một lần là phù hợp.

Nếu không muốn thay bóng chiếu thường xuyên, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của chúng bằng cách sử dụng hợp lý. Mẹo hay dành cho bạn là hãy để cho máy hạ nhiệt khoảng 10 phút sau mỗi lần sử dụng, thấy máy nguội rồi mới đem đi cất giữ nhé. Ngoài ra hãy vệ sinh bên trong máy và bộ lọc thường xuyên để tránh việc bám bụi, vừa giảm hiệu suất vừa gây nóng máy. Nếu sử dụng trong phòng kín, bạn có thể lắp đặt thêm máy lọc không khí để lọc hết bụi mịn, trả lại bầu không khí trong sạch nhất có thể cho máy chiếu nhé.

Mặt khác, một số model máy chiếu hiện nay đi kèm với chế độ tiết kiệm năng lượng cũng rất hữu ích. Tính năng này không chỉ giảm lượng điện tiêu thụ mà còn có thể giúp đèn của bạn bền hơn bằng cách giảm độ sáng xuống, tạo ít nhiệt hơn, nhờ đó bảo quản bóng tốt hơn.

4. Hướng dẫn cách kiểm tra xem đèn chiếu có bị hỏng hay chưa

4.1. Kiểm tra trạng thái đèn trên máy chiếu

Nhiều máy chiếu hiện nay có tính năng hiển thị trạng thái của bóng chiếu, thậm chí là số thời gian còn lại là bao nhiêu. Nếu máy của bạn thuộc tuýp hiện đại này thì rất dễ dàng kiểm tra thôi, nếu không tìm thấy tính năng này bạn có thể xem trên quyển hướng dẫn sử dụng lúc mua kèm theo máy nhé. Mặc dù tính năng này không được tinh vi và chính xác tuyệt đối như công cụ chuyên dụng nhưng ít ra nó cũng giúp bạn biết được lúc nào cần thay đèn. Thông thường khi đèn sắp ‘ngủm’ nó sẽ có đèn nháy dạng vàng hoặc đỏ ở đâu đó trên thân máy.

hướng dẫn kiểm tra bóng đèn máy chiếu

4.2. Chẩn đoán vấn đề

Trong trường hợp máy chiếu của bạn không có tính năng ở trên, hoặc kết quả không xác định thì bạn cũng có thể dựa vào cảm nhận của mình để phán đoán tình trạng bóng chiếu. Nếu thường xuyên sử dụng máy chiếu, hẳn bạn sẽ dễ nhận thấy những thay đổi về mặt hình ảnh như sụt giảm độ tương phản, độ sáng ngày càng yếu. Khi các lỗi này ngày càng rõ rệt, hình ảnh trình chiếu không còn rõ nét và khó xem thì đó cũng là lúc bạn nên thay bóng mới rồi đấy, chứ chưa cần đến lúc nó ‘tịt’ hẳn đâu.

4.3. Thay đèn

Có một cách đơn giản khác để xem xem bóng chiếu của bạn có còn tốt không, đó là thử thay vào bóng mới và so sánh chất lượng hình ảnh của chúng. Để thực hiện điều này mà không cần phải mua bóng (vì bóng chiếu khá đắt), bạn nên mang máy chiếu đến các trung tâm sửa chữa và nhờ họ kiểm tra xem sao. Bên cạnh việc được tự mình kiểm chứng, bạn cũng có thể nhờ đến sự tư vấn của các nhân viên kỹ thuật để biết được có nên thay bóng chiếu hay không, và máy còn có sự cố nào khác không. Chi phí cho việc này hoàn toàn không đáng kể nên bạn nên áp dụng một cách triệt để nhé.

5. Tạm kết

Nhìn chung thì bóng chiếu ngày nay có tuổi thọ khá là dài, thông thường ta sẽ có khoảng 2.000 giờ sử dụng. Mặc dù có nhiều model được giới thiệu là tuổi thọ nhiều hơn, thậm chí gấp đôi nhưng không phải lúc nào cũng đúng, nó còn tùy thuộc vào nội dung trình chiếu của bạn là gì nữa. Nếu đã mua và sử dụng máy chiếu thường xuyên trong nhiều năm, các dấu hiệu trên có thể là dấu hiệu của sự cố đèn chiếu sắp chết và đã đến lúc bạn nên mua bộ phận thay thế. Bóng chiếu sắp hỏng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trình chiếu và nếu đã quen với hình ảnh sắc nét, độ sáng căng đét trước đó thì nội việc mờ, nhòe cũng có thể dẫn đến sự khó chịu tột cùng đấy.

Tin tức về Mẹo vặt

Gợi ý 15 kiểu trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2024 chuẩn

Gợi ý 15 kiểu trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2024 chuẩn

Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết là hoạt động không thể thiếu trong ngày cuối năm. Mỗi vùng miền sẽ có những cách trang trí mâm ngũ quả Tết khác nhau, dưới đây là 15 mẫu trang trí mâm quả đẹp - độc - lạ để bạn tham khảo trong dịp Tết này.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!