Ở một số vùng sâu, vùng xa, nông thôn thì giếng khoan vẫn là nguồn cung cấp nước chính cho người dần, và để lấy nước từ những giếng khoan có độ sâu tới hàng trăm mét sâu thì cũng cần loại máy bơm nước đặc biệt – máy bơm nước giếng khoan. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các dòng máy bơm nước giêng khoan khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
1. Phân loại máy bơm nước giếng khoan theo độ sâu
Đối với dòng máy bơm cho giếng khoan phân theo độ sâu sẽ có hai loại đó là máy bơm chìm và máy bơm đặt cạn. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng nhất định.
1.1 Máy bơm chìm dành cho giếng khoan
Máy bơm chìm hay còn được gọi là máy bơm hỏa tiễn. Đây là loại máy được đặt chìm trong giếng hoạt động trên hiện tượng ly tâm để đẩy được nước lên cao. Đây là loại máy bơm có nhiều tầng cánh, lưu lượng và cột áp cũng khá lớn. Đối với dòng máy khoan chìm này thường được dùng nhiều cho công nghiệp bởi sẽ hút và cấp được một khối lượng lớn nước cho sinh hoạt.
Ưu điểm
Đối với máy bơm nước giếng khoan chìm được cấu tạo với một trục thẳng đứng và một đầu nhọn hướng lên trông như một tên hỏa tiễn. Máy được cấu tạo nhỏ gọn với trọng lượng nhẹ nên dễ lắp đặt và di chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách dễ dàng, thuận lợi nhất.
Hơn nữa, trong máy bơm còn có một bộ phận làm mát từ môi trường bên ngoài. Do đó, khi máy bơm hoạt động quá tải thì nước sẽ làm mát máy bơm ngay lập tức. Từ đó máy không bị nổ mà luôn bền vững theo thời gian.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đó thì máy bơm nước giếng khoan có nhược điểm đó chính là có thể lắp đặt trong những giếng có đường kính tối thiểu là 90nm.
1.2 Máy bơm nước giếng khoan đặt cạn
Đây chính là dòng máy được lựa chọn sử dụng phổ biến trong các gia đình hiện nay. Như tên gọi của chúng thì dòng máy này được đặt trên cạn và sẽ hút nước thông qua đường ống. Đối với dòng máy bơm này công suất đa dạng. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn loại máy bơm với công suất cho phù hợp nhất.
Ưu điểm
Đối với dòng máy bơm này thì chúng được lắp đặt trên cạn không tiếp xúc trực tiếp với nước nên không bị mòn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Vì vậy, loại máy bơm đặt cạn sẽ bền vững hơn so với máy bơm để chìm. Hơn nữa, cấu tạo máy bơm giếng khoan đặt cạn khá đơn giản nên việc lắp đặt cũng vô cùng dễ dàng.
Thêm vào đó, dòng máy này thường được thiết kế trục ngang cánh hở nên có khả năng hút nước cực tốt. Đồng thời cũng ít tiêu tốn điện năng. Do đó giúp tiết kiệm được tối đa cho gia đình bạn.
Nhược điểm
Với dòng máy giếng khoan đặt chìm thường dùng cho gia đình nên khả năng hút sâu và đẩy nước lên cao vẫn kém hơn với máy bơm đặt chìm. Độ sâu của máy có thể thực hiện hút nước tối đa là 15m. Đồng thời, máy phát ra âm thanh to khi vận hành có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của mọi người trong gia đình.
2. Máy bơm nước giếng khoan phân loại theo công suất làm việc
Dựa theo công suất thì máy bơm nước giếng khoan được phân chia làm 2 loại đó chính là máy bơm nước dành cho gia đình và cho lĩnh vực công nghiệp.
2.1 Máy bơm nước giếng khoan dành cho gia đình
Đối với dòng máy bơm nước giếng khoan được lắp đặt sử dụng trong những hộ gia đình thường có một công suất nhỏ. Do đó, nhu cầu sử dụng khá đơn giản chỉ là cung cấp nước sinh hoạt trong gia đình. Hiện nay, mọi người thường ưa chuộng những chiếc máy bơm ly tâm trục ngang được lắp đặt trên cạn. Lưu lượng nước cao với cột áp vừa phải nên có thể hút nước ở giếng của những khu chung cư mini hay giếng đào trong gia đình.
2.2 Máy bơm giếng khoan công nghiệp
Đối với giếng khoan công nghiệp thường là những máy bơm ly tâm trục ngang được lắp đặt cạn trên máy bơm nước. Song, công suất lưu lượng của cột áp phải lớn thì mới đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất cho gia đình. Hơn nữa, thường ở những khu sản xuất tập trung, khu chế xuất sẽ chọn dòng máy bơm này. Hay cấp nước cho hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng phải sử dụng đến loại máy bơm này.
Với những thông tin nêu trên hy vọng giúp bạn đã nắm được các loại máy bơm nước giếng khoan có mặt trên thị trường hiện nay và lựa chọn được cho mình loại phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng.