Đái tháo đường (tiểu đường) đang trở thành một bệnh khá phổ biến hiện nay, với số người mắc bệnh ngày một tăng và gần như không loại trừ lứa tuổi, giới tính…
Một vấn đề quan trọng là khi mới phát hiện bệnh, thì tỉ lệ chữa khỏi cao hơn, và không dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc phát hiện bệnh sớm có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường.
Vậy có thể kiểm tra mình có bị bệnh tiểu đường hay không bằng cách nào?
Cách 1: Thông qua thử nước tiểu đường
Trước đây, phương thức phát hiện bệnh thông qua thử nước tiểu khá phổ biến, và là phương thức kiểm tra tiểu đường duy nhất được sử dụng.
Tuy nhiên, hiện nay, phương thức phát hiện tiểu đường thông qua việc thử nước tiểu không còn phổ biến, do:
– Đường huyết chỉ xuất hiện trong nước tiểu khi lượng đường trong máu cao hơn 180 mg/dl. Do đó thử nước tiểu không phát hiện được đường huyết dưới 180 mg/dl và tình trạng hạ đường huyết. Và vì vậy, thường chúng ta nếu thử nước tiểu để phát hiện bệnh tiểu đường thì chỉ khi bệnh ở mức độ nặng và có những biến chứng nguy hiểm hơn.
– Đường huyết lên cao cũng cần một thời gian khoảng 2 giờ để xuất hiện trong nước tiểu. Vì vậy, kết quả thử nước tiểu không phải là đường huyết ở thời điểm đó và luôn có một khoảng chênh lệch giữa lượng đường trong nước tiểu và lượng đường huyết thực sự trong cơ thể luôn có sự chênh lệch.
– Một số thuốc bệnh nhân đang dùng như sinh tố C, aspirin cũng như việc bệnh nhân uống quá nhiều nước hoặc đi tiểu không thật hết nước tiểu trong bàng quang trước khi thử đường cũng ảnh hưởng đến kết quả thử đường trong nước tiểu.
Ngày nay, tay vì kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường, người ta chỉ kiểm tra đường huyết để đo Ketone va Albumin trong cơ thể người bệnh đái tháo đường.
Bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết để tự kiểm tra đường huyết của cơ thể
Cách 2: Tự kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết
Các máy đo đường huyết đang khá phổ biến hiện nay, với mức giá khoảng 1,500,000 đồng bạn đã có trong tay những máy kiểm tra đường huyết khá tốt của các nhãn hiệu như Terumo, Omron, Beurer…với khả năng cho kết quả đo khá chính xác.
Khi đo bạn cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn, và theo một quy trình chính xác, việc có sai sót trong quá trình đo cũng khiến cho kết quả bị ảnh hưởng mạnh mẽ, vì thế bạn hết sức thận trọng trong quá trình đo
Tham khảo Quy trình đo đường huyết chính xác.
Sau khi đó, bạn so với chuẩn mức của lượng đường trong cơ thể, tùy từng thời điểm mà đưa những kết luận khác nhau:
– Trước bữa ăn : 90 – 130 mg/dL (5 – 7.2 mmol/L)
– Sau bữa ăn 1-2 giờ : nhỏ hơn 180 mg/dL (10 mmol/L)
– Trước khi đi ngủ : 110 – 150 mg/dL (6 – 8.3 mmol/L)
– Khi mới thức giấc: Mức đường huyết dao động từ 90 – 130 mg/dL (khoảng 5 – 7 mmol/L)
Sau khi có kết quả, bạn nên lập một biểu đồ theo dõi lượng đường huyết, và thương xuyên đo (đo nhiều lần trong ngày để có kết luận chính xác, và đo qua nhiều ngày, tuần khác nhau) để theo dõi diễn biến đường huyết trong cơ thể.
Tham khảo Bảng giá những máy đo đường huyết phổ biến hiện nay
Cách 3: Kiểm tra glycated hemoglobin (HbA1c)
Xét nghiệm HbA1c cho biết tình hình kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn trong thời gian 2 hay 3 tháng vừa qua.
Khác với cách thử đường huyết thông thường, HbA1c không bị ảnh hưởng của những thay đổi ngắn hạn của đường huyết.
Chỉ số HbA1c
Tham khảo thêm Những điều cần biết về HbA1c
Trên đây là những cách kiểm tra đường huyết và phát hiện bệnh tiểu đường, với từng đối tượng và mục đích kiểm tra, bạn có thể lựa chọn phương pháp thử phù hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N