Sữa – Tốt hay xấu với bệnh tiểu đường

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Sữa từ lâu đã là một loại thực phẩm không thế thiếu trong cuộc sống. Thế nhưng nó có thực sự tốt đối với nhưng người mắc bệnh tiểu đường?

Theo Hiệp hội Tiểu đường của Mỹ (ADA) mỗi ngày nên uống 2-3 ly sữa ít béo (hoặc các thực phẩm từ sữa ít béo) bởi lượng canxi và protein sẽ được bổ sung nhờ chế độ dinh dưỡng này. Thế nhưng cũng có những quan điểm bất đồng về lời khuyên này. Họ cho rằng, việc sử dụng sữa cho người bệnh tiểu đường là không cần thiết. Nhìn từ quan điểm tiến hóa thì sữa là một loại thức ăn lạ cho con người. Đa số con người tự sinh sản ra lượng lactase – enzyme để tiêu hóa lactose. Vì vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng xem xét dùng sữa ở người bệnh tiểu đường là tốt hay xấu?

Dùng sữa ở người bệnh tiểu đường là tốt hay xấu?

Dùng sữa ở người bệnh tiểu đường là tốt hay xấu?

Các loại protein trong sữa tốt cho người bệnh tiểu đường?

Có tới 4 loại protein khác nhau gồm: casein alpha-S1, casein alpha-S2, tuýp beta và kappa. Một loại biến thể của beta – casein được gọi là A1 beta – casein có liên quan tới nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 1. Ở trẻ em có tổng thương về mặt di truyền, A1 beta – casein sẽ tạo ra một loại miễn dịch chống các tế bào beta trong tuyến tụy.

Sữa béo

Viện quốc gia về bệnh tiểu đường, thận và hệ tiêu hóa của Mỹ (NIDDK) đã khuyến cáo chỉ nên sử dụng khỏang 226gr sữa không béo trong một khẩu phần ăn. Nhưng có vẻ như khuyến cáo này vẫn chưa chính xác bởi lẽ tất các loại chất béo hòa tan vitamin A, D, E, và K cùng với các axit béo cần thiết như linoleic và linolenic acid được tìm thấy trong phần chất béo trong sữa.

Một số nghiên cứu khác đã chứng minh rằng sữa làm giảm khả năng kháng insulin

Một số nghiên cứu khác đã chứng minh rằng sữa làm giảm khả năng kháng insulin

Thực tế thì có một số bằng chứng cho thấy chất béo trong sữa hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu khác đã chứng minh rằng sữa làm giảm khả năng kháng insulin.

Sữa có đường

Đường sữa còn được gọi là lactose. Lactose làm tăng lượng đường trong máu. Mặc dù trong cơ thể sẽ sản sinh ra enzyme gọi là lactase chia tách nó ra thành glucose và galactose. Và quá trình huyển đổi lactose thành glucose trong máu tương đối chậm. Vì vậy, không nên sử dụng sữa có đường cho bệnh nhân tiểu đường.

Sữa có đường làm tăng lượng lactose và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh

Sữa có đường làm tăng lượng lactose và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh

Sữa thực vật

Ngoài sữa bò, thì sữa dê cũng là một loại khá phổ biến. Bên cạnh đó còn có sữa thực vật là sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân. Đây là các loại sữa thay thế rất tốt dành cho bệnh nhân tiểu đường. Và đáng sử dụng hơn là sữa động vật thông thường.

Vậy kết luận là sữa là tốt hay xấu. Sữa sẽ giúp người bệnh bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể chống chọi lại với bệnh tiểu đường. Cụ thể là tăng lượng canxi và các protein. Nhưng bên cạnh đó sữa động vật cũng tỏ ra không hề tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Vậy, nếu để lựa chọn, người bệnh nên thay thế bằng các loại sữa thực vật hoặc sữa công thức dành riêng cho bệnh tiểu đường.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Top 3 sữa bột dành cho bệnh nhân tiểu đường

Top 3 sữa bột dành cho bệnh nhân tiểu đường

Sữa bột cho người mắc bệnh chuyển hóa là một trong những thực phẩm quan trọng nhất đặc biệt là người có sức khỏe yếu, sữa bột cho người tiểu đường cũng chính là một mặt hàng được nhiều người dùng phổ biến nhất.

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Đánh giá so sánh máy làm sữa hạt Olivo CB400

Máy làm sữa hạt Olivo CB400 đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình nhỏ từ 2 - 4 người. Cùng xem qua bài đánh giá dưới đây để hiểu rõ hơn về dòng máy này nhé!