Mã vạch giúp bạn không mua phải hàng giả
Rất nhiều mỹ phẩm xách tay tại Việt Nam được nhập khẩu là hàng nhái từ Trung Quốc, có một số đặc điểm cơ bản mà tất cả các sản phẩm hàng nhái khó có thể bắt chước được so với mỹ phẩm thật, đó là việc các Mỹ phẩm này dù được bắt chước được kiểu dáng tuy nhiên vẫn có nhiều chi tiết như font chữ, barcode in không thật có thể nhận ra bằng mắt thường. Nếu bạn đã từng sử dụng những sản phẩm từ châu Âu hãy giữ lại vỏ hộp để kiểm chứng và tìm ra nhưng chi tiết khác biệt so với các sản phẩm nhái về sau.
Cách kiểm tra code của sản phẩm
Bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm quét mã vạch của các sản phẩm phổ biến hiện nay trên Android và IOS.
Hiện có nhiều trang web giúp kiểm tra hạn sử dụng và thời gian sản xuất của các loại mỹ phẩm. Những trang này có khả năng đọc thông tin ngày sản xuất bằng cách nhập số liệu mã sản phẩm. Ví dụ:
Cosmetic Calculator
Select brand:
Chanel
Enter code:
3101
Date of manufacture (Ngày sản xuất): October 2010
General shelf life ( Thời gian sử dụng an tòan từ ngày sản xuất) : 36 months
OK Valid at least for the next ( Sản phẩm còn sử dụng được trong bao lâu) 19 months
http://checkcosmetic.net/
Có hai loại chuẩn thông dụng là Chuẩn UPC-A và Chuẩn EAN
Định nghĩa Barcode: Là một dạng mã vạch bao gồm các chữ số mà trong đó thể hiện các thông tin liên quan đến sản phẩm bao gồm: mã quốc giá, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và cuối cùng là mã kiểm tra. Mỗi sản phẩm chỉ mang 1 barcode duy nhất trong suốt dòng đời của mình và không bao giờ thay đổi. Hình ảnh đặc biệt này gồm tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm.
Chuẩn UPC-A:
Nếu các bạn mua mỹ phẩm về và nhìn vào Barcode mà thấy chuẩn UPC-A thì các bạn cứ yên tâm vì đây là hàng Mỹ 100% vì chuẩn UPC-A là chuẩn chỉ dành riêng cho thị trường Canada và Mỹ. Hình dạng Barcode của chuẩn này bao gồm 12 chữ số trong đó 2 số đầu và cuối cũa dãy số sẽ nhỏ hơn các số còn lại bên trong. Các bạn có thể xem hình minh hoạ để biết.
Chuẩn UPC-A
Chuẩn EAN:
Khác với chuẩn UPC-A chỉ dùng ở thị trường Canada và Mỹ thì Barcode mang chuẩn EAN được dùng cho toàn bộ thị trường còn lại như Châu Âu, Châu Á và nhiều quốc gia khác. Với chuẩn này thì cách đọc Barcode có phần khó hơn một chút đó là bạn phải dựa vào bảng kết quả bên dưới sau đây để xác định nguồn gốc xuất xứ của mỹ phẩm của mình.
Chuẩn EAN
Như vậy để biết xuất xứ sản phẩm từ đâu ta chỉ cần dựa vào 3 con số đầu tiên. Chẳng hạn: 893 thì chúng ta biết ngay đó là của Việt Nam; 880 là của Hàn Quốc; 690,691,692,693,694, 695 là của Trung Quốc,… Bạn cũng chỉ cần quan tâm đến 3 con số đầu tiên này để xác định xuất xứ của sản phẩm bằng cách tra bảng dưới đây.
Xem chi tiết: Mã vạch hàng hóa các nước.
Cách xem các thông số khác trên mỹ phẩm
Nếu trên các thông số của mỹ phẩm không được nhà sản xuất công bố ngày sản xuất, bạn cũng có thể ước lượng được xem liệu sản phẩm còn hạn sử dụng hay không bằng cách xem hạn sử dụng thông thường mà các hãng công bố các sản phẩm sau khi mở nắp có thời hạn sử dụng tốt nhất là bao lâu.
Một số mỹ phẩm châu Âu thường có biểu tượng hạn sử dụng sau khi mở nắp. Với những sản phẩm có hạn sử dụng trên 30 tháng thường không ghi hạn sử dụng.
Với mỹ phẩm hàn quốc, một số ký hiệu mã sản phẩm riêng như theo thứ tự chủng loại, ngày, tháng, năm sản xuất.
Biểu tượng hạn sử dụng 12 thángsau khi mở nắp của một số mỹ phẩm châu Âu
Hạn sử dụng thông thường của mỹ phẩm:
Mascara có hạn sử dụng từ 3 -6 tháng
Phấn má hồng: 12- 18 tháng
Son môi:18 tháng
Kem foundation:6 tháng
Kem mắt: 12 tháng
Bút vẽ mắt dạng nước: 3 – 6 tháng
Son bóng: 18- 24 tháng
Phấn mắt : 2 năm
Đánh mắt dạng kem: 12 – 18 tháng
Sơn móng tay: 1 năm
Nước hoa: 2-5 năm
Hồng Hạnh
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam