1. Sơ lược về máy in nhãn Brother
Máy in nhãn là loại máy sử dụng công nghệ in truyền nhiệt để in thông tin mà khách hàng muốn lên nhiều loại chất liệu khác nhau một cách dễ dàng. Dòng sản phẩm này có 2 loại là máy in nhãn cầm tay và máy in nhãn để bàn.
- Máy in nhãn cầm tay có thiết kế nhỏ gọn cùng nhiều tính năng tiện ích, có tính linh hoạt cực kỳ phù hợp với những ngành nghề cần di chuyển nhiều.
- Máy in để bàn cũng có kích thước nhỏ gọn nhưng thường được trang bị kết nối có dây, lắp đặt ở một vị trí cố định nên thiết bị sẽ phù hợp dùng trong các cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng,…
Máy in nhãn có sự đa dạng về thiết kế, mẫu mã, kiểu dáng và được nhiều thương hiệu nổi tiếng sản xuất, nổi bật trong số đó là máy in nhãn của thương hiệu Brother. Đây là một thương hiệu lâu đời đến từ Nhật Bản, chuyên sản xuất các dòng thiết bị chất lượng trong lĩnh vực in ấn, in nhãn và may thêu với các sản phẩm như: máy in phun, máy in laser, máy fax, máy scan, máy in nhãn, máy may gia đình,…
2. Top 9 máy in nhãn Brother chính hãng tốt năm 2023
Nếu người tiêu dùng có nhu cầu mua máy in nhãn Brother để phục vụ cho công việc của cửa hàng, văn phòng hoặc các mục đích khác thì dưới đây là top 9 chiếc máy in nhãn Brother tốt nhất, đáng mua nhất trong năm 2023 mà người tiêu dùng có thể tham khảo và mua sắm.
2.1. Máy in nhãn Brother P-Touch PT-D210
Giá máy in tem nhãn từ: 1.4 – 1.6 triệu đồng.
Máy in nhãn Brother P-Touch PT-D210 có thiết kế màu trắng đơn giản với kích thước nhỏ nhắn và được trang bị hệ thống bàn phím Qwerty cùng màn hình LCD dễ sử dụng. Chiếc máy in nhãn Brother giá rẻ này được trang bị 14 phông chữ, hơn 600 ký hiệu, 97 khung hình cùng 27 mẫu thiết kế có sẵn giúp khách hàng có thể in thông tin mình muốn để phân loại tài liệu hoặc để trang trí một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Tốc độ in: 20mm/giây.
- Độ phân giải: 180dpi.
- In được 2 dòng trên băng dán TZe Tape loại 3.5, 6, 9 hoặc 12mm.
2.2. Máy in nhãn Brother PT-D450
Giá máy in tem nhãn từ: 2.7 – 3.2 triệu đồng.
Máy in nhãn Brother PT-D450 có vẻ ngoài màu đen sang trọng, hiện đại và được trang bị các tiện ích như bàn phím Qwerty, màn hình LCD hiển thị 20 ký tự cho 2 dòng, 14 phông chữ, 99 khung, 600 ký hiệu với mã vạch,… Ngoài ra, máy in tem nhãn này còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng khi có thể kết nối với máy tính để thiết kế thêm tem nhãn và có khả năng lưu trữ đến 50 nhãn trong bộ.
- Tốc độ in tối đa: 20mm/giây.
- Độ phân giải tối đa: 180 dpi.
- In tối đa 5 dòng.
- Độ dài nhãn từ 30 – 300mm.
- Sử dụng TZe Tape loại 6mm, 9mm, 12mm hoặc 18mm.
- Sử dụng pin 6 Pin AA hoặc AC Adapter.
2.3. Máy in nhãn Brother PT-D600
Giá máy in tem nhãn từ: 3.5 – 4 triệu đồng.
Máy in nhãn Brother PT-D600 thuộc dòng máy in cầm tay Brother dùng để in tem nhãn để ghi chú thông tin mà khách hàng muốn. Thiết bị này có khả năng kết nối với máy tính thông qua USB, thiết kế nhãn in thông qua phần mềm P-touch, bàn phím Qwerty cùng các thông số như sau:
- Tốc độ in tối đa 30mm/giây.
- Độ phân giải: 180dpi.
- Sở hữu 14 phông chữ, 11 kiểu chữ, 99 khung, 617 biểu tượng và 826 ký tự.
- Màn hình LCD hiển thị 21 ký tự cho 3 dòng.
- In tối đa 7 dòng.
- Sử dụng TZe Tape loại 3.5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 18mm, hoặc 24mm.
2.4. Máy in nhãn Brother QL-800
Giá máy in tem nhãn từ: 3.9 – 5.8 triệu đồng.
Máy in nhãn Brother QL-800 có thể được kết nối với PC hoặc Mac để sử dụng dễ dàng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể dùng phần mềm P-touch để thiết kế và in thêm nhiều mẫu tem nhãn khác một cách nhanh chóng.
- Tốc độ in tối đa 24mm/giây.
- Độ phân giải tiêu chuẩn: 300dpi.
- Có chức năng cắt tự động.
- Kết nối thông qua cổng USB 2.0.
- Sử dụng hộp nhãn DK-1201/11201 hoặc DK-2251/22251.
2.5. Máy in nhãn Brother PT-P750W
Giá máy in tem nhãn từ: 4.5 – 6 triệu đồng.
Máy in nhãn Brother PT-P750W có thiết kế để bàn nhỏ gọn cùng các chức năng hữu ích như kết nối với USB hoặc mạng LAN, chế độ xem trước, chức năng cắt tự động, chế độ in đối xứng,…
- Tốc độ in tối đa 30mm/giây.
- Độ phân giải: 180dpi.
- Sử dụng TZe Tape tối đa 24mm có chiều rộng là 3.5, 6, 9, 12, 18, hoặc 24mm.
2.6. Máy in nhãn Brother PT-E550WVP
Giá máy in tem nhãn từ: 8.5 – 10 triệu đồng.
Là một dòng máy in nhãn cầm tay Brother khác, máy in nhãn Brother PT-E550WVP cũng có thiết kế mini tiện dụng, thích hợp cho những công việc kiểm kê, cần di chuyển nhiều. Thiết bị này được thiết lập các thông số kỹ thuật như sau:
- Tốc độ in tối đa 30mm/giây.
- Độ phân giải 180dpi.
- In tối đa 7 dòng.
- Sử dụng băng dán TZe và HSe có chiều rộng 3.5, 6, 9, 12, 18, hoặc 24mm.
- Kết nối được USB, mạng LAN và được trang bị chế độ cắt tự động.
2.7. Máy in nhãn Brother QL-1110NWB
Giá máy in tem nhãn từ: 9.5 – 13.5 triệu đồng.
Máy in nhãn Brother QL-1110NWB thuộc loại máy in nhãn để bàn có thiết kế hiện đại, nhỏ nhắn và không chiếm chỗ trong không gian làm việc của khách hàng. Máy in tem nhãn Brother này có thể kết nối với USB và mạng LAN, hỗ trợ Wifi/ Bluetooth cùng các tính năng như tự động tắt nguồn, cắt tự động, đánh số, in mã vạch,…
- Tốc độ in tối đa 110mm/giây.
- Độ phân giải: 300dpi.
- Chiều rộng băng dán từ 12 – 103mm.
2.8. Máy in nhãn Brother PT-P950NW
Giá máy in tem nhãn từ: 12.5 – 16 triệu đồng
Máy in nhãn Brother PT-P950NW được thiết kế hình hộp chữ nhật vuông vắn với màu xám trung tính, có thể in được mã vạch, đánh số, in đối xứng và in được tối đa 17 dòng.
- Tốc độ in tối đa 60mm/giây.
- Độ phân giải: 360dpi.
- Sử dụng băng dán TZe và HGe loại 3.5, 6, 9, 12, 18, 24, và 36mm.
2.9. Máy in nhãn Brother PT-E850TKW
Giá máy in tem nhãn từ: 15 – 19.5 triệu đồng.
Máy in nhãn Brother PT-E850TKW là một trong những chiếc máy in nhãn Brother tốt nhất có tốc độ in 60mm/giây cho nhãn và 40mm/giây đối với in ống; dễ dàng kết nối với laptop, máy tính, điện thoại thông qua cổng USB hoặc Wifi; và đặc biệt khách hàng có thể thiết kế và in ra những tem nhãn tùy theo nhu cầu của mình.
- Độ phân giải tối đa: 360dpi.
- Sử dụng loại băng dán TZe và HSe có chiều rộng 3.5, 6, 9, 12, 18, 24 hoặc 36mm.
- In tối đa 17 dòng cho nhãn và 2 dòng đối với in ống.
- Được trang bị chế độ cắt tự động, in đối xứng và hỗ trợ lưu trữ 99 tập tin.
3. Tổng kết
Máy in tem nhãn là một thiết bị in ấn hữu dụng có thể in nhãn dán ghi chú, nhãn cảnh báo, mã vạch,… để phân loại, đánh dấu tài liệu hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của các cá nhân, văn phòng, nhà xưởng,…
Trên đây là top 9 máy in nhãn Brother chính hãng tốt nhất trên thị trường mà người tiêu dùng có thể tham khảo. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý là giá máy in nhãn được cập nhật vào tháng 10/2023 và có thể được thay đổi dựa trên các chính sách của đơn bị bán hoặc các yếu tố thị trường. Vì vậy, trước khi mua sản phẩm, người tiêu dùng cần tham khảo giá trên Websosanh.vn hoặc liên hệ trực tiếp với cửa hàng để biết được mức giá chi tiết tại thời điểm mua hàng.
Hy vọng bài viết này của Websosanh.vn sẽ giúp khách hàng có thêm thông tin để chọn được chiếc máy in nhãn Brother chất lượng!