4 món ăn vặt dễ làm ngày mưa gió

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Đây là 4 món ăn "vừa thổi vừa ăn" rất phù hợp cho những ngày mưa gió, bão bùng vì rất ngon miệng và cực kỳ dễ làm.

Bánh cam lúc lắc

Bánh cam lúc lắc

Bánh cam lúc lắc

Nguyên liệu

Vỏ bánh – 250g bột nếp – 25g bột gạo – 60g đường xay – 250 ml nước (có thể không dùng hết) – Mè

Nhân bánh – 100g đậu xanh – 100g đường – 50g dừa bột (nếu thích) – Dầu chiên

Cách làm

Muốn nhân lúc lắc phần nhân phải cứng. Vì vậy các bạn phải làm nhân trước trước vài tiếng và cho nhân đông đá sau đó chỉ cần trộn bột và bọc nhân nhanh tiện, nhân cứng sẽ không dính vào vỏ và sẽ lúc lắc.

Nhân bánh

– Đậu xanh ngâm nở nấu chín mềm, xay nhuyễn. – Cho đậu xanh xay nhuyễn, đường, dừa bột (nếu có) vào chảo sên cho đậu thấm đường mịn màng, khô ráo có thể vo viên được. – Vo đậu thành từng viên cỡ trái tắc. – Bỏ nhân vô hộp cất trong tủ lạnh hoặc tủ đá cho cứng. Khi nhân cứng mới trộn bột, nhồi và chiên liền không cần ủ.

Vỏ bánh

– Trộn chung bột nếp, bột gạo, đường. – Cho nước vào từ từ gia giảm tùy theo bột cũ hay mới sẽ hút lượng nước nhiều hay ít nhồi cho bột mịn dẻo. Chia bột ra tương xứng với số nhân và vo tròn lại.

Bọc nhân

– Ấn dẹp viên bột không cần ấn rộng. – Cho nhân lên bột bọc kín nhân không để không khí lọt vào. – Lăn đều viên bột đã bọc nhân qua dĩa mè ,làm cho hết phần bột. Sau khi lăn qua mè hết phần bột thì vo chặt sửa lại từng viên bột cho tròn.

Cách chiên bánh

– Bánh cam không sử dụng chất phụ gia là bột nổi mà bánh tự nổi vì thế khi chiên bạn nên để lửa vừa lăn tăn sôi để bánh có thời gian căng tròn tự nổi. – Đặt chảo lên bếp cho dầu vào đủ ngập viên bột, sau đó lấy từng viên bột lên vo lại và thả vào chảo lúc dầu còn nguội. – Chú ý không để viên bột chạm đáy chảo bằng cách bỏ viên bột lên trên cái sạng rồi cho vào chảo chờ một lúc rồi mới ấy sạng ra và tiếp tục cho viên khác vào.

Lưu ý

Không nên cho nhiều viên bột vào chảo, cần chừa chỗ cho bánh nở tròn đều. Thỉnh thoảng bạn dùng đũa đảo đều bánh để bánh không bị chỗ trắng chỗ vàng, mức lửa lúc này trung bình. Khi bánh nổi căng tròn vàng đều là được.

Bánh tiêu

Bánh tiêu

Bánh tiêu

Nguyên liệu

– 350g bột mì – 235ml nước ấm – 8g men nâu – 100g đường – Muối, bột nổi, mè trắng và dầu ăn để chiên bánh.

Cách làm

– Lấy 60ml nước ấm, đổ men vào, để yên cho men nở khoảng 10 phút. – Lấy 1/4 lượng bột mì bỏ vào nước men và khuấy đều, sau đó lấy khăn đậy lên, ủ 30 phút, sau đó đổ thêm phần nuớc ấm còn lại vào. – Trộn 3/4 bột còn lại với muối, đường, bột nổi sau đó đổ vào hỗn hợp nước men bột trên. Nhào bột cho đều, mịn dai ko dính tay, sau đó ủ tiếp 30 phút nữa. – Ngắt bột thành từng miếng đều nhau, vo tròn lại lăn qua vừng, xếp vào cái đĩa, đậy khăn ủ tiếp 30 phút. – Cán bột thành miếng bột tròn dẹp. – Đổ nhiều nhiều dầu ăn vào nồi và đặt lên bếp, khi dầu nóng già thì thả bột vào, một lúc sau nó sẽ nổi, bánh sẽ phồng lên, lật bánh cho vàng đều 2 mặt.

Bánh chuối hấp

Bánh chuối hấp

Bánh chuối hấp

Nguyên liệu

– 1 nải chuối sứ chín – 200g bột gạo khô – 2 muỗng cà-phê bột nếp – 200g dừa bào – 1/2 lá chuối

Cách làm

– Chuối chín bóc vỏ, dùng dao đập chuối cho nát ra rồi cho vào âu hoặc bát to. – Cho một chén nước vào dừa bào rồi vắt chặt để lấy nước cốt, vắt thật mạnh tay cho ra hết chất béo. – Cho bột vào nước dừa vừa vắt, hòa cho bột tan hết, tránh bị vón cục. – Cho chuối đã đập nát vào bát bột và nước dừa, trộn thật đều. – Lá chuối lau sạch, phơi cho héo héo. – Dùng lá chuối lót vào chén rồi múc bột cho vào lá chuối, túm miệng lá chuối lại, buôc nhẹ, xong để vào nồi hấp. – Hấp khoảng 20 phút là bánh chín, lấy bánh ra, vẫn để nguyên trong lá chuối, chờ nguội, để nguyên như vậy cho vào tủ lạnh. Sau đó khoảng 15 phút là có thể lấy bánh ra dùng.

Bánh rán khoai lang tím

Bánh rán khoai lang tím

Bánh rán khoai lang tím

Nguyên liệu

Phần nhân đỗ đen – Đỗ đen: 20gr – Đường: 50gr – Dừa bào sợi

Phần vỏ

– Khoai lang tím: 1 củ – Đường: 2 thìa – Muối: 1 thìa cafe – Bột gạo nếp: 250gr – 2 thìa canh bột gạo tẻ, nước lạnh – Vừng để phủ bên ngoài, dầu rán.

Cách làm

– Nấu nhừ đỗ với nước lạnh rồi cho vào máy sinh tố, xay thật mịn.(Bạn xay khi đỗ còn nóng thì sẽ không làm cháy máy và không bị dính vào trục quay).

– Xào đỗ với đường khoảng 5-10p cho hỗn hợp sánh min lại, cho tiếp dừa bào sợi vào đảo thêm khoảng 8p nữa cho đậu bốc hơi dần khô lại là được. Vê viên tròn vừa dùng rồi cất ngăn đá tủ lạnh từ 3-4 tiếng.

– Phần vỏ: Trộn lẫn muối, đường, bột gạo nếp, bột gạo tẻ, khoai lang tím đã nghiền vào âu sạch.(Khoai lang đã ngọt sẵn và hơi ướt nên bạn không cần cho quá nhiều đường với nước khi trộn).

– Nhồi đến khi hỗn hộp bột mềm, dẻo, ấn nhẹ bột không bị dính tay. Dùng màng thực phẩm ủ 15 phút để bột nở.

– Ngắt bột thành từng viên đủ để bao bọc phần nhân bên trong rồi dùng tay nặn bột thành hình tròn sao cho nhân không bị lồi ra bên ngoài.

– Cuối cùng lăn bánh qua lớp vừng rồi bạn chiên bánh ngập dầu lửa nhỏ đến khi chín vàng đều.

Thu Hương(Tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Giá gạo nếp ăn Tết Quý Mão 2023 bao nhiêu tiền?

Giá gạo nếp ăn Tết Quý Mão 2023 bao nhiêu tiền?

Mỗi mùa Tết đến gia đình Việt nào cũng nô nức đi sắm sửa Tết, chọn mua những loại gạo nếp thơm ngon để về nấu bánh, thổi xôi. Gạo nếp ngon cũng có nhiều phân khúc giá khác nhau và nhiều loại đến từ những vùng miền riêng biệt. Cùng Websosanh khảo giá gạo nếp ăn Tết Quý Mão 2023 bao nhiêu tiền ngay:

Tin tức về Mẹo vặt

Gợi ý 15 kiểu trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2024 chuẩn

Gợi ý 15 kiểu trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2024 chuẩn

Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết là hoạt động không thể thiếu trong ngày cuối năm. Mỗi vùng miền sẽ có những cách trang trí mâm ngũ quả Tết khác nhau, dưới đây là 15 mẫu trang trí mâm quả đẹp - độc - lạ để bạn tham khảo trong dịp Tết này.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!