5 cách sử dụng yến sào cho người già giúp tăng cường sức khỏe sinh lực

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Yến sào là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng yến sào cho người già thì có thể sẽ không hấp thụ được hết các dưỡng chất đó ngược lại còn dẫn đến những tác dụng không mong muốn. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng bạn cần nắm.

1. Cách sử dụng yến sào cho người già

1.1. Nên sử dụng yến sào chế biến sẵn hay yến sào thô

Hiện nay, bạn có thể mua yến sào thô về sau đó tự chế biến theo từng công thức mà mình thích. Hoặc thị trường cũng có bán các loại yến sào chế biến sẵn rất tiện lợi. Xét về mặt dinh dưỡng thì gần như hai loại yến sào này đều giống nhau. Nếu mua yến sào chế biến sẵn thì tiện lợi hơn, không phải nấu nướng lỉnh kỉnh lại dễ bảo quản. Còn yến sào thô sẽ giúp bạn an tâm hơn vì do chính bạn chế biến. Tùy vào nhu cầu và khả năng của mình mà bạn chọn loại yến sào sao cho phù hợp là được.

1.2. Nên dùng yến sào vào thời điểm nào tốt nhất?

Nhiều người thường cho rằng dùng yến sào thời điểm nào trong ngày cũng được, không gây hại cho sức khỏe. Quan điểm này không sai nhưng sẽ chưa đủ. Việc yến sào không gây hại không có nghĩa là khả năng hấp thụ ở thời điểm nào cũng như nhau. Theo đó, tổ yến nên ăn vào buổi sáng sớm hoặc lúc trước khi đi ngủ.

Vào sáng sớm khi cơ thể đang đói bụng, ăn yến sào sẽ giúp hấp thu gần như toàn bộ dưỡng chất. Còn khi chuẩn bị đi ngủ, cơ thể đang được nghỉ ngơi nên việc hấp thụ cũng tốt hơn các thời điểm khác. Bạn đặc biệt không nên sử dụng yến sào khi đang no bụng vì khả năng hấp thụ lúc này rất kém.

Nên ăn yến sào vào buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ là tốt nhấtNên ăn yến sào vào buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ là tốt nhất (Nguồn: kenhsaoviet.vn)

1.3. Người già có nên ăn yến sào thường xuyên không?

Yến sào được biết đến là 1 trong 19 thực phẩm bổ dưỡng phòng ngừa bệnh nguy hiểm, hỗ trợ sức khỏe người già cực tốt. Trong yến sào có hàm lượng dinh dưỡng cao nên nhiều người nghĩ cho ông bà cha mẹ ăn thường xuyên sẽ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là một điều sai lầm bạn không nên lặp lại. Với những người trưởng thành, khi cơ thể còn hoạt động nhiều và khả năng thích ứng tốt thì có thể ăn yến sào thường xuyên không gây khó chịu. Nhưng với người già thì không nên thực hiện điều này nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, chướng bụng, khó chịu. Theo đó, người già chỉ nên dùng yến sào ba lần một tuần, mỗi lần khoảng 5gram mà thôi.

1.4. Liều lượng yến sào phù hợp cho người già

Một cách sử dụng yến sào cho người già mà bạn nên chú ý đến đó là liều lượng. Đối với người già, liều lượng và tần suất sử dụng theo thời gian có sự khác nhau. Tháng đầu tiên nên ăn từ 7-10 gram và có thể ăn đều mỗi ngày. Sang tháng thứ hai thì nên ăn 10 gram yến sào, hai ngày một lần. Từ tháng thứ ba trở đi thì nên ăn 10 gram yến, ba ngày ăn một lần.

1.5. Ai không nên dùng yến sào?

Trong Đông Y, yến sào có tính bình, bị ngọt có tác dụng dưỡng âm, tiêu đàm, bổ phế, trừ ho… nên rất tốt cho những người cơ thể bị suy nhược. Tuy nhiên, những người bị cảm mạo, tỳ vị hư, phong hàn, đầy bụng, phong nhiệt, đau bụng, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng hay bị viêm da, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản, sốt thực nhiệt… thì không nên sử dụng yến sào. Bởi lúc này quá trình chuyển hóa trong cơ thể rất kém. Yến lại có hàm lượng dinh dưỡng cao, nếu ăn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, nặng nề hơn trong việc tiêu hóa và chuyển đổi chất dinh dưỡng.

Không phải ai cũng ăn được yến sàoKhông phải ai cũng ăn được yến sào (nguồn: yensaonamphudanang.com)

2. Cách chế biến yến sào cho người già

2.1. Yến sào chưng đường phèn

Đây là cách đơn giản và phổ biến nhất, rất dễ làm, dễ sử dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị 5g yến sào, 3 muỗng cafe đường phèn, một bát nước sôi để nguội. Trước tiên, bạn ngâm yến sào thô với nước lạnh trong 10 phút. Sau đó, vớt ra, bỏ vào bát, cho thêm đường phèn vào rồi cho vào nồi nước đun cách thủy trong 30 phút. Khi đường phèn đã tan hết, có mùi thơm của yến thì tắt bếp. Nếu muốn giảm mùi thì có thể cho một lát gừng tươi vào sẽ thơm hơn.

Yến sào chưng đường phèn là đơn giản, dễ làm nhất Yến sào chưng đường phèn là đơn giản, dễ làm nhất (Nguồn: xn--tyn-8jzye.com)

2.2. Cháo tổ yến thịt bằm

Bạn cần chuẩn bị hai tai tổ yến khoảng 20gr, thịt heo băm nhỏ, một bát gạo, vài lát gừng tươi. Trước tiên là ngâm yến với nước lạnh rồi nhặt lông yến nếu có sao cho sạch nhất. Sau đó, chưng cách thủy yến trong 30 phút. Trong thời gian chờ chưng yến, bạn mang gạo nấu cháo. Thịt băm thì xào sơ qua cho thịt săn lại. Khi cháo chín thì cho cả thịt và yến vào nấu cùng khoảng 5 phút thì tắt bếp. Cuối cùng, múc ra bát để thưởng thức.

2.3. Tổ yến hầm hạt sen táo đỏ

Ngoài yến bạn cần chuẩn bị thêm đường phèn, hạt sen, táo đỏ. Trước tiên là đem hạt sen luộc mềm rồi cho táo đỏ vào hầm khoảng 10 phút. Tổ yến chưng cách thủy 30 phút với đường phèn. Khi cả hai hỗn hợp đã chín thì đổ chung vào nhau và thưởng thức. Lưu ý, nếu bạn bị tiểu đường thì không nên sử dụng đường phèn mà dùng đường dành cho người bị tiểu đường.

2.4. Yến chưng gà tiềm thuốc bắc

Cách nấu tổ yến cho người già này cần nhiều nguyên liệu hơn một chút. Nguyên liệu cần có là tổ yến, gà tiềm, nấm trắng, táo đen, táo đỏ, nấm đông cô, kỳ tử, xá xíu, gia vị. Trước tiên là ngâm yến, làm sạch. Gà tiềm làm thật sạch, bỏ nội tạng rồi tẩm ướp gia vị vào gà. Tiếp theo là cho gà vào hầm với táo đỏ, táo đen, nấm trắng, nấm đông cô, kỳ tử, xá xíu. Cho yến và gà tiềm vào bát rồi chưng cách thủy thêm 30 phút nữa là xong.

Yến sào chưng gà tiềm thuốc bắc rất tốt cho những người già đang ốmYến sào chưng gà tiềm thuốc bắc rất tốt cho những người già đang ốm (Nguồn: yenfinest.com)

2.5. Súp cua tổ yến vi cá

Đây là món ăn cực kỳ bổ dưỡng vì hội tụ nhiều nguyên liệu dinh dưỡng cao, đó là: tổ yến, vi cá, cua tươi, ngô Mỹ, nấm đông cô, bí đỏ, bột bắp.

Trước tiên là làm sạch yến rồi chưng cách thủy 25 phút. Vi cá thì làm sạch rồi ngâm với nước nóng 45 độ. Cho vào vi cá chút gừng và rượu để làm giảm mùi tanh. Sau đó đem nấu trong khoảng một giờ. Cua bạn có thể mua nguyên càng rồi luộc lên, bóc lấy thịt.

Nấm đông cô rửa sạch, thái nhỏ, bắp Mỹ thái thành một nửa, bí đỏ thì luộc chín rồi khuấy cho nhuyễn. Tiếp theo, cho nước vào nồi, cho bắp Mỹ vào nấu cùng. Cho thêm bí đỏ, nấm đông cô vào khuấy đều. Sau đó, hòa bột bắp với nước rồi đổ vào hỗn hợp nấm, bí đỏ, bắp để tạo nên độ sền sệt của súp. Khi chuẩn bị ăn thì cho vi cá, yến và cua vào bát, múc hỗn hợp súp vào, cho thêm ít rau mùi và hạt tiêu vào để món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.

Như vậy, cách sử dụng yến sào cho người già không hoàn toàn giống với người trẻ tuổi bình thường. Vì vậy, để phát huy hết tác dụng của yến sào cũng như tốt cho sức khỏe của người già thì bạn nên thực hiện theo những hướng dẫn ở trên. Đừng quên ghi lại những công thức chế biến yến sào thơm ngon để sử dụng khi cần. Ngoài ra, nếu bạn bận rộn không có thời gian có thể lựa chọn yến sào chế biến sẵn, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao về sử dụng cho người thân của mình nhé!

TIN TỨC LIÊN QUAN

Gợi ý 3 loại bánh Trung thu Yến sào được ưa chuộng hiện nay

Gợi ý 3 loại bánh Trung thu Yến sào được ưa chuộng hiện nay

Ngoài các loại bánh truyền thống, bánh Trung thu Yến sào đang ngày càng chiếm được sự yêu thích từ người tiêu dùng nhờ sự kết hợp tinh tế giữa nguyên liệu thiên nhiên quý giá và nghệ thuật làm bánh tinh xảo. Cùng Websosanh.vn đi tìm hiểu về dòng bánh cao cấp này nhé.

Tin tức về Thực phẩm - Đồ uống

Bia Corona Tết 2025: Biểu tượng toàn cầu của hương vị Mexico

Bia Corona Tết 2025: Biểu tượng toàn cầu của hương vị Mexico

Bia Corona Extra không chỉ là một loại bia mà đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu, gắn liền với hình ảnh những bãi biển tuyệt đẹp và sự thư giãn không giới hạn. Được sản xuất tại Mexico, Corona Extra là dòng bia Lager nhẹ nhàng, sảng khoái và đặc biệt phổ biến trên khắp thế giới.
Bia Royal Dutch: Tinh hoa bia Hà Lan cho mùa Tết 2025

Bia Royal Dutch: Tinh hoa bia Hà Lan cho mùa Tết 2025

Bia Royal Dutch với hương vị bia đẳng cấp tinh hoa thế giới hứa hẹn sẽ mang lại cho các gia đình những bữa tiệc ấm áp, đầy hứng khởi và niềm vui chào đón năm mới nhiều tài lộc và may mắn.