Rau mầm là món ăn bổ dưỡng bởi trong quá trình nẩy mầm của hạt làm tăng giá trị dinh dưỡng của rau lên gấp gần 30 lần so với các loại rau ăn lá khác, rau mầm còn được coi như một siêu thực phẩm vì những vitamin, enzym hoạt hóa giúp chuyển hóa dinh dưỡng khiến các protein, chất béo hấp thụ tốt hơn khi ăn, rất có lợi cho sức khỏe con người. Rau mầm còn rất dễ trồng tại nhà đảm bảo an toàn và có thời gian thu hoạch ngắn, chỉ trong vài ngày do đó rất cần thiết để bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày của gia đình.
1. Cách trồng:
– Hạt giống không cần ngâm ủ như các hạt giống đậu, cải, hành, hẹ, hướng dương..
– Cho giá thế vào khay trồng, tạo bề mặt phẳng, dày 2-3 cm.
– Dùng giấy ăn 2 lớp trải lên bề mặt giá thể. Rải hạt thật đều. Dùng bình phun tưới nước đều trên khay cho ẩm, đậy kín bằng tấm bìa carton hoặc khay sạch để giữ nhiệt và giữ ẩm cho hạt nảy mầm đều. Đặt khay nơi khuất ánh sáng.
Sau 3 ngày mang khay rau ra nơi có ánh sáng tự nhiên.(ảnh internet)
– Tưới nước đủ ẩm, ngày 1 lần
– Khoảng 3 ngày sau gieo mở giấy carton (khay đậy) ra để hộp rau mầm ở nơi có ánh sáng thì rau sẽ mau phát triển. Tuy nhiên cần tránh đặt khay nơi có ánh sáng và mưa trực tiếp có thể làm rau gãy hoặc phát triển kém. Tiếp tục tưới ẩm cho đến khi thu hoạch.
– Khi cây cao 3-5 cm thì không nên tưới nước trên bề mặt lá mà nên dùng bình xịt nhỏ tưới nhẹ vào gốc hoặc điều chỉnh vòi phun thành một tia để tưới lên thành khay, xoay đều và nghiêng khay 1 góc 30-45 độ C cho nước lan đều cả khay.
2. Thu hoạch:
ảnh internet.
– 5-6 ngày sau gieo, cây cao 5-6 cm có thể thu hoạch bằng cách, dùng kéo cắt sát gốc. Trước khi thu hoạch không nên tưới nước.
– Giá thể có thể sử dụng nhiều lần bằng cách sau mỗi đợt thu hoạch, thu nhặt sạch rễ. Có thể phơi khô hoặc bổ sung 0,5 dm3 giá thể mới lên bề mặt và tiếp tục trồng đợt mới.
3. Cách dùng và bảo quản:
– Rau mầm được dùng để ăn sống cần chú ý đến vệ sinh và độ tươi, không nên cho trẻ em và người già ăn quá nhiều rau mầm tươi, đặc biệt trong trường hợp tiêu hóa yếu nên dùng rau mầm nấu chín là tốt nhất.
– Không nên sử dụng rau hư (bệnh, úng) để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của người tiêu dung.
– Nếu dùng không hết hạt giống, nên bảo quản bao hạt giống nơi thoáng mát, ép không khí ra, buộc kín lại, cần sử dụng hết gói hạt giống đã mở miệng trong vòng một tháng.
Rau mầm chế biến rất dễ, có thể ăn sống kèm với các món xào.(ảnh internet)
– Một số cách sử dụng rau mầm: trộn rau sống, dùng kèm với các món chiên, món xào hoặc nướng, các loại chả ( giò, lụa, quế..), nem, xúc xích, sandwiches, bò cuốn, bò bía, gỏi cuốn, bánh xèo, phở, bún, mì ăn liền, thịt quay, tôm ram, các loại mắm, cá kho tộ, đậu hũ chiên, trứng chiên, canh hải sản, lẩu Thái Lan, các món chay, làm gia vị và trang trí các món ăn…
Hồng Hạnh
Tổng hợp