So sánh, tìm kiếm sản phẩm giá rẻ uy tín và tốt nhất | websosanh.vn

Những tác hại của lưu huỳnh và thủy ngân mà bạn chưa biết

Cập nhật ngày: 30/08/2019, lúc 14:27
Nếu khu vực bạn đang sống bị nhiễm độc thủy ngân và lưu huỳnh thì nhẹ cũng bị nhiễm độc còn nặng thì tử vong và nhiều nguy cơ mắc phải các bệnh về phổi, hô hấp cấp tính. Đọc bài viết sau để biết tác hại của 2 loại chất độc hại này:

Lưu huỳnhthủy ngân là 2 chất độc hại không được phép sử dụng trong công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm nhưng nó vẫn được cho phép ở một tỉ lệ chất nhất định ứng dụng trong nhiệt kế, áp kế, các thiết bị khoa học, gia dụng như phích nước, bóng đèn…

Hai chất độc hại này khi nhiễm vào nguồn nước có thể gây nguy hiểm cho con người và các sinh vật sống xung quanh nguồn nước ấy. Nhẹ thì nhiễm độc, nặng thì có thể gây tử vong.

Lưu huỳnh là gì ?

Lưu huỳnh là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu S và số nguyên tử 16. Nó là một phi kim rất phổ biến, không mùi, không vị, nhiều hóa trị. Lưu huỳnh, trong dạng gốc của nó là chất rắn kết tinh màu vàng chanh.

Lưu huỳnh là gì ?

Trong cuộc sống, lưu huỳnh thường được tìm thấy trong các loại phân bón, diêm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt gián, chuột bọ, thuốc diệt nấm, ắc quy, bột giặt,…

Tác hại của lưu huỳnh với con người và sinh vật ?

Trong môi trường không khí, lưu huỳnh không mùi, không vị và ít bị biến đổi thành các chất khác. Nên khi chó mèo bị nhiễm bệnh về vi sinh vật thì người ta vẫn dùng lưu huỳnh với tỉ lệ vừa phải để diệt vi sinh vật trong cơ thể chó mèo, bởi vì nó gây độc chủ yếu đối với các động vật không xương sống. Cho tới nay, y văn vẫn chưa ghi nhận trường hợp con người bị tử vong do ăn phải thức ăn có chứa quá nhiều lưu huỳnh.

Tuy nhiên khi để lưu huỳnh bị đốt hoặc vứt xuống nước (ao, hồ, sông, suối,…) thì nó sẽ biến thành chất độc hại nguy hiểm và gây ô nhiễm cho môi trường. Cụ thể:

  • Khi bị đốt, lưu huỳnh sẽ biến chất thành khí SO2 nếu hít phải sẽ gây khó chịu và các bệnh ở đường hô hấp.
  • Lưu huỳnh không tan trong nước nhưng nếu sau khi cháy rồi gặp nước sẽ có phản ứng giữa SO2 và H20 tạo ra H2SO3 gây độc hại cho cơ thể người và sinh vật nhiễm phải nguồn nước axit này.

Ở tình trạng ngộ độc cấp tính thì người nhiễm độc lưu huỳnh sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, tức ngực, ngạt mũi, chảy nước mắt còn nếu bị ngộ độc lưu huỳnh lâu dài thì có thể gây tổn thương tới hệ thần kinh, thay đổi hành vi, ảnh hưởng tới hô hấp, chức năng tim mạch, thị lực giảm ở người.

Thủy ngân là gì ?

Thủy ngân là một kim loại màu trắng bạc, thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Người ta thường tìm thấy thủy ngân trong nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học gần gũi với con người.

Tác hại của thủy ngân với con người và sinh vật

Khi người và sinh vật hít phải thủy ngân sẽ có biểu hiện như: bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi gây ra các bệnh về viêm phổi cấp tính. Ngoài ra, thủy ngân cũng gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc phải lượng thủy ngân nhiều.

Đọc xong đừng quên chia sẻ cho mọi người biết được tác hại của 2 chất độc nguy hiểm này vì sức khỏe cộng đồng các bạn nhé!

TIN TỨC VỀ Cuộc sống

ads
Bán hàng cùng Websosanh