Nokia Lumia 830
Ưu điểm:
– Kiểu dáng trẻ trung, bắt mắt với nhiều màu sắc
– Khả năng chụp ảnh thiếu sáng ấn tượng
– Camera độ phân giải cao với 10MP
Nhược điểm:
– Bộ vi xử lý trung bình
– Nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tầm giá
Moto G
Ưu điểm:
– Nhiều tính năng độc đáo
– Màn hình chất lượng tốt
– Hiệu năng mạnh mẽ
Nhược điểm:
– Camera chưa thực sự tốt
– Không hỗ trợ khe cắm microSD, và không có bản 4G
So sánh về thiết kế
Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác đầu tiên về thiết bị này đó là nó khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.
Với thiết kế gần như không có nhiều sự khác biệt so với các mẫu smartphone tiền nhiệm, mặt sau Lumia 830 bao gồm một nắp lưng có thể tháo rời, cụm camera khá “hầm hố” với độ phân giải 10 MP công nghệ PureView. Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.
Lớp viền kim loại này được gia công khá dày, chính vì thế nó cũng sẽ “bảo vệ” Lumia 830 tốt hơn trong quá trình sử dụng, những tác động nhẹ về ngoại lực sẽ khó có thể gây “tồn hại” đến máy.
Lumia 830 được trang bị màn hình cảm ứng 5 inch. Phía trên là Logo Nokia, camera trước 0,9 MP. Chiếc điện thoại này sử dụng ba phím điều hướng dạng cảm ứng với phím home đặc trưng trên Windows Phone.
Mặc dù được đánh giá là khá hoàn hảo về ngoại hình bên ngoài nhưng chất liệu nhôm dùng để gia công khung máy chính là điểm “trừ” trên 830. Khi máy thực hiện những tác vụ đòi hỏi phần cứng hoạt động với cường độ cao sẽ khiến phần thân máy Lumia 830 nóng lên nhanh chóng, đặt biệt là hai cạnh máy. Khung kim loại nóng lên khá nhanh vì tính năng dẫn nhiệt.
Đây là điều sẽ khiến cho người dùng khá nghi ngại khi cầm máy trên tay lâu để chơi game hay xem video do viền máy tỏa nhiệt nóng nhanh nên rất khó chịu. Ngoài ra, mặt lưng 830 khác với Lumia 930 khi có thể dễ dàng tháo lắp. Chính vì thế nên Lumia 830 có chút không liền mạch trong thiết kế do máy không hoàn toàn “nguyên khối” nhưng pin dễ dàng thay thế được cũng xem như một điểm cộng hợp lý.
Về phần mình, chiếc Moto G không quá cầu kỳ với chỉ một lớp vỏ nhựa plastic, bo tròn các góc cạnh. Thế hệ smartphone tầm trung này cũng chú trọng về cảm giác trên tay hơn là cảm giác “sang” cùng vỏ kim loại. Trên thực tế, khi cầm Moto G trên tay, người dùng có thể cảm nhận được sự thoải mái mà nó mang lại, chủ yếu từ sự cân bằng giữa kích thước (dày 11.6 mm), trọng lượng (143 g).
Mặc dù có màn hình có phần hơi bé (4.5 inch) so với các siêu phẩm smartphone hiện nay (chủ yếu là 5 inch), nhưng đây vô hình chung cũng là thế mạnh của Moto G, khi mà nó giúp người dùng dễ dàng cầm và thao tác với chỉ một tay.
Mặt sau của Moto G có lớp ốp lưng có thể thay thế bằng nhiều loại với kiểu dáng, màu sác khác nhau, làm tăng thêm sự lựa chọn và thể hiện cá tính của người dùng. Kiểu thiết kế này tưởng như đã bị tuyệt chủng, thế nhưng một lần nữa Moto G đã mang nó quay trở lại.
So sánh về phần cứng và hiệu năng xử lý
Bản thân hệ điều hành Windows Phone 8.1 là một nền tảng được Microsoft tối ưu hoá cho việc tận dụng tối đa sức mạnh phần cứng. Vì vậy, Microsoft cũng không cần đặt nặng việc trang bị cấu hình máy cao vì nó thể là nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
Chính xác hơn, chip xử lý trên 830 chỉ thuộc tầm trung, Snapdragon 400 có 4 nhân mỗi nhân mạnh 1,2 GHz, bộ nhớ RAM rất “khiêm tốn”, chỉ 1 GB. Máy có bộ nhớ trong 16 GB cho phép hỗ trợ thêm thẻ nhớ ngoài microSD tối đa lên đến 128 GB.
Nhìn chung, qua trải nghiệm sản phẩm, việc sử dụng những tác vụ bình thường như mở chức năng để thực hiện cuộc gọi hay soạn tin nhắn, chạm, lướt trên màn hình cảm ứng, sản phẩm đều đáp ứng rất tốt về độ nhạy và không cảm nhận được độ trễ. RAM 1 GB là vừa đủ để có thể hoạt đông mượt mà trên các ứng dụng cơ bản.
Về phần mình, tuy sở hữu lõi tứ quad-core Cortex A7 với bộ xử lý Snapdragon 400 tốc độ 1.2GHz không phải là quá đời mới khi so với các máy cao cấp, nhưngMotorola Moto G cũng không thua kém quá nhiều khi so với loạt smartphone tầm trung như HTC One mini, Galaxy S4 mini..và thậm chí nó còn nhỉnh hơn cả chiếc OPPO R1 ở các bài thử nghiệm benchmark.
Những mẫu mini bên trên cũng sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon, nhưng nhờ được trang bị cặp lõi Krait, nên có hiệu năng cao hơn một chút. Tuy vậy, Moto G vẫn chạy tốt với các ứng dụng nặng như chơi games, xem phim HD, và cho khả năng đa nhiệm tốt hơn.
Nhờ việc có được bộ vi xử lý nhỉnh hơn, thế nên nhìn chung về hiệu năng xử lý, chiếc Moto G được đánh giá cao hơn so với OPPO R1 bởi cả hai thiết bi đều có các thông số khác tương đồng, bao gồm RAM cùng là 1GB,..