So sánh, tìm kiếm sản phẩm giá rẻ uy tín và tốt nhất | websosanh.vn

8 bài thuốc dân gian giúp chữa dứt điểm hăm tã ở trẻ nhỏ

Cập nhật ngày: 14/05/2016, lúc 11:30
Nếu đeo tã cả ngày, đặc biệt là vào mùa hè có thể sẽ khiến trẻ bị hăm tã, vừa khó chịu cho bé, vừa phiền lòng cho mẹ. Dưới đây là 8 nguyên liệu tự nhiên vừa an toàn vừa hiệu quả giúp trị dứt điểm chứng hăm tã ở trẻ nhỏ.

Hăm mặc dù không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa được nhưng nó lại khiến bé vừa đau, vừa ngứa, dẫn đến quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. Bé thì khó chịu còn mẹ thì phiền lòng. Dưới đây là 8 bài thuốc dân gian giúp trị dứt điểm chứng hăm tã ở các bé mẹ có thể tham khảo:

Bài thuốc 1: Dùng lá trầu không

Ông bà ta đã để lại rất nhiều kinh nghiệm quý giá, trong đó sử dụng lá trầu không để sát trùng, tiêu viêm là một trong những kinh nghiệm mẹ có thể áp dụng nếu con bị hăm tã.

Như các mẹ đã biết lá trầu không có tính sát khuẩn rất cao mà lại vô cùng an toàn nên dù con bị viêm nặng đến đâu, chữa từ từ vẫn có thể khỏi bệnh. Cách làm:

– Dùng từ 2-4 lá trầu không, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi cho vào nồi nước, đun sôi, để nguội.

– Sau khi vệ sinh cho bé thì dùng khăn mềm thấm nước lá trầu không, vắt bớt nước rồi lau qua lau lại vùng da bị hăm.

– Thực hiện khoảng từ 3-4 lần mỗi ngày, sau một thời gian mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc 2: Dùng cỏ roi ngựa chữa hăm tã

Cỏ roi ngựa là một trong những phương thuốc của Đông y có tác dụng giải độc, thông kinh, sát trùng. Nếu bé nhà bạn bị hăm thì có thể sử dụng cỏ roi ngựa để chữa trị, rất tốt.

Cách thực hiện:

– Dùng cỏ roi ngựa rửa sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi khoảng 15 phút rồi để nguội

– Sau khi vệ sinh xong cho bé, lấy khăn mềm hoặc bông gòn thấm nước cỏ roi ngựa rồi lau đi lau lại vùng bị hăm cho bé. Nhớ vắt bớt nước trước khi lau.

Bài thuốc 3: Dùng lá khế chữa hăm tã cho bé

Lá khế cũng có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa nên nếu bé bị hăm tã cũng có thể dùng lá khế để chữa trị. Ở người lớn chỉ cần rửa sạch lá khế rồi xát lên vùng ngứa nhưng ở trẻ con, bởi làn da còn mỏng manh nên mẹ cần phải nấu nước lá khế lên rồi mới dùng.

Cách thực hiện:

– Lấy một nắm lá khế đem rửa sạch, ngâm qua nước muối cho sát trùng.

– Tuốt bỏ phần gân của lá rồi giã nát với vài hạt muối trắng

– Cho một chút nước sôi để nguội vào rồi chắt lấy nước

– Sau khi vệ sinh cho bé xong thì lấy khăn mềm thấm vào nước lá khế lau nhẹ nhàng trên vùng da bị hăm tã.

– Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để cho hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 4: Dùng dầu dừa để chữa hăm tã cho bé

Dầu dừa không chỉ có công dụng trong việc làm đẹp cho các mẹ mà còn có khả năng chữa hăm cho các bé. Trong dầu dừa có chất kháng viêm, kháng khuẩn, nuôi dưỡng làn da mà vô cùng an toàn.

Cách thực hiện:

– Sau khi vệ sinh xong cho bé, mẹ đổ dầu dừa lên tay, xoa đều rồi thoa lên vùng da bị hăm của bé.

– Để trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm và lau bằng khăn mềm.

– Thực hiện 2 lần/ ngày, chỉ sau khoảng 5-7 ngày sẽ thấy vùng da bị hăm dịu hẳn, không còn đỏ và viêm nữa.

Bài thuốc 5: Dùng lá chè xanh chữa hăm tã cho bé

Lá chè xanh có rất nhiều công dụng đáng kể, một trong số đó là chữa hăm tã cho bé. Trong lá chè xanh có chứa lyzozym giúp tiêu diệt vi khuẩn bám trên da, trong khi chất tanin làm cho da khô thoáng hơn và dần phục hồi những vùng tổn thương.

Phương pháp chữa hăm tã bằng lá chè xanh khá đơn giản mà lại mang đến hiệu quả nhanh. Cách thực hiện:

– Rửa sạch lá chè xanh rồi vò nát, nấu nước chè lên, không cần phải nấu quá đặc.

– Đợi đến khi nước ấm ấm thì dùng nước lá chè xanh rửa vùng bị hăm tã cho bé.

– Thực hiện mỗi ngày 1-2 lần.

Bài thuốc 6: Dùng cây mã đề chữa hăm tã cho bé

Cây mã đề không những mát mà còn rất hữu ích đối với việc chữa hăm tã cho bé. Cây mã đề rất dễ tìm thấy.

Cách thực hiện:

– Dùng một nắm nhỏ lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm nước muối

– Đem giã nát rồi cho một chút muối trắng vào, vắt lấy nước.

– Sau khi vệ sinh xong cho bé thì dùng khăn mềm thấm nước lá mã đề lau lên vùng da hăm của bé. Nước lá mã đề sẽ có tác dụng làm dịu vùng da đang hăm, thúc đẩy phục hồi tổn thương trên da.

Bài thuốc 7: Dùng búp ổi non chữa hăm tã

Búp ổi non cũng có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn nên ngày xưa khi bị đau bụng ông bà ta thường lấy một búp lá ổi non chấm muối rồi ăn. Búp ổi non cũng có tác dụng trong việc chữa hăm cho bé, vừa hiệu quả vừa có tác dụng nhanh.

Cách thực hiện:

– Lấy một nắm búp ổi hoặc lá ổi non rửa sạch, ngâm nước muối

– Cho vào nồi nước, đun sôi, để nguội.

– Sau khi vệ sinh xong cho bé thì dùng một chiếc khăn mềm thấm nước búp ổi lau đi lau lại trên vùng da bị hăm của bé.

– Thực hiện 2-3 lần/ ngày.

Bài thuốc 8: Dùng dầu ô liu chữa hăm tã cho bé

Dầu oliu cũng như dầu dừa đều có tác dụng rất lớn, đặc biệt là trong việc làm đẹp của các chị em phụ nữ. Ngoài ra, nếu bé bị hăm tã mẹ cũng có thể dùng dầu oliu để chữa cho bé.

Cách thực hiện: Sau khi tắm sạch sẽ cho bé, mẹ thoa một lớp dầu oliu mỏng lên vùng da hăm, giúp giảm kích ứng, sưng đỏ và bớt ngứa.

Một số điều cần nhớ khi sử dụng các nguyên liệu tự nhiên chữa hăm tã cho con

Mặc dù có công dụng tốt nhưng mẹ cũng cần phải nhớ những điều sau đây để tránh các tác dụng phụ cho con:

– Rửa thật sạch các loại lá trước khi dùng để loại bỏ vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng, chất bẩn, dư lượng thuốc hóa học,…

– Không dùng quá ít/quá nhiều đều mang đến tác dụng không mong muốn.

– Khi “bôi thuốc” cho bé, mẹ không nên để nước lá tràn từ vùng da hăm sang vùng da lành để tránh lây lan. Nếu rửa cho bé, mẹ nên bế con và xối nước rửa từ từ, không nên ngâm cả mông bé vào chậu rửa.

– Vệ sinh thật sạch và lau khô vùng da hăm trước khi chấm nước lá. Mẹ cũng nhớ phải rửa tay mình thật sạch nữa.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Trẻ bị hăm tã, cần phải làm gì?

Sữa chua dẻo Merino 6 vị mới của thương hiệu Merino nổi tiếng bạn đã thử chưa. Hãy cùng Websosanh.vn khám phá 6 hương vị sữa chua dẻo này là gì và các lưu ý quan trọng khi sử dụng, bảo quản loại sữa chua này nhé!

TIN TỨC VỀ Sản phẩm cho bé

ads
Bán hàng cùng Websosanh