So sánh, tìm kiếm sản phẩm giá rẻ uy tín và tốt nhất | websosanh.vn

Vệ sinh miệng cho bé hàng ngày để tránh tưa lưỡi như thế nào ?

Cập nhật ngày: 18/03/2024, lúc 21:41
Bé sơ sinh cần được vệ sinh khoang miệng từ những ngày đầu tiên chào đời mỗi ngày một lần sau khi bú sữa.

 Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh thế nào để tránh tưa lưỡi, sữa vón cục?

Trong khoang miệng cũng như ở bề mặt lưỡi của trẻ có rất nhiều các vi khuẩn và vi sinh vật gây nên mùi hôi khó chịu. Vì vậy nếu trẻ không được vệ sinh miệng đúng cách sẽ xuất hiện các tưa lưỡi, gây giảm thậm chí mất vị giác, tạo cho trẻ cảm giác chán ăn, nôn trớ, quấy khóc, bỏ bú.

Việc giữ vệ sinh khoang miệng không chỉ quan trọng ở người lớn mà cũng vô cùng cần thiết ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ thường không tự vệ sinh được răng miệng cho bản thân nên các bậc bố mẹ phải nắm được cách vệ sinh đúng cách để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con.

Có 2 cách vệ sinh miệng cho bé mà các mẹ cần phải lưu ý đó là vệ sinh hằng ngày và vệ sinh khi trẻ có tưa lưỡi.

1 Vệ sinh miệng hằng ngày để lấy hết cặn sữa, xử lý sữa vón cục

  • Thời điểm vệ sinh:

Thời điểm thường là sau khi trẻ ăn sữa xong. Cần vệ sinh miệng để lấy đi các cặn sữa đọng lại trên bề mặt. Cặn sữa là những chấm nhỏ màu trắng xuất hiện trên niêm mạc lưỡi sau khi trẻ bú xong, không gây cảm giác đau đớn, dễ bong và trôi khi trẻ nuốt nước bọt. Cặn sữa thường do trẻ ngậm sữa đi ngủ hoặc do trẻ được nuôi bằng sữa công thức.

  • Các bước vệ sinh
    • Mẹ rửa tay thật sạch bằng dung dịch sát khuẩn.
    • Đặt trẻ nằm trên giường hoặc bế trẻ trên đùi.
    • Quấn gạc quanh ngón trỏ của mẹ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống.
    • Nhúng ngón tay quấn gạc vào dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội rồi chạm nhẹ vào môi dưới để trẻ mở miệng. Sau đó nhẹ nhàng di chuyển tay đến từng vùng trong khoang miệng của trẻ từ lưỡi đến vòm miệng, nướu, họng… để lau sạch miệng cho trẻ. (Lưu ý không đưa tay quá sâu có thể sẽ gây kích thích nôn trớ cho trẻ).
    • Đặt ngón tay vào phía gốc lưỡi rồi kéo ra ngoài để có thể loại bỏ hoàn toàn các cặn sữa bên dưới.

2.2 Vệ sinh miệng cho trẻ để đánh tưa lưỡi

Khác với cặn sữa hay sữa vón cục, tưa lưỡi là những màng giả mạc màu trắng ở niêm mạc miệng, bám chặt vào bề mặt lưỡi, khó bong, gây đau rát, có thể chảy máu khi cọ xát hay cố cạy ra. Tưa lưỡi do nấm candida albicans – một loại nấm men có trong khoang miệng của trẻ.

Đánh tưa lưỡi khi vệ sinh cho trẻ bị nấm miệng cũng tương tự như cách vệ sinh miệng hằng ngày cho trẻ nhưng khác nhau ở điểm đánh tưa lưỡi cần kết hợp sử dụng thuốc kháng nấm để vệ sinh.

Các bước đánh tưa lưỡi:

  • Rửa tay sạch bằng dung dịch vô khuẩn trước khi vệ sinh miệng cho trẻ.
  • Đặt trẻ nằm trên giường hoặc bế trẻ trên đùi.
  • Quấn gạc quanh ngón trỏ của mẹ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống.
  • Nhúng ngón tay quấn gạc vào dung dịch Nystatin 500.000 đơn vị rồi chạm nhẹ vào môi dưới để trẻ mở miệng rồi nhẹ nhàng di chuyển tay đến các vị trí của lưỡi để lau sạch bề mặt lưỡi. Lưu ý không đưa tay quá sâu sẽ gây kích thích nôn trớ cho trẻ.
  • Dùng miếng gạc khác lau mặt trong 2 bên má, vòm miệng và nướu.
  • Đặt ngón tay vào phía gốc lưỡi rồi kéo ra ngoài để có thể loại bỏ hoàn toàn các cặn sữa bên dưới.
  • Lặp lại thao tác tương tự lần thứ 2 nếu trẻ có nhiều tưa lưỡi.

Lưu ý: Đánh tưa lưỡi cho trẻ nên đánh ngày 4 lần với các hoạt chất chống nấm được bác sĩ chỉ định và sau khi trẻ đã hết tưa vẫn nên vệ sinh tiếp như vậy cho trẻ trong 2 ngày sau đó để triệt để hơn.

Rửa tay sạch trước khi vệ sinh miệng cho trẻ

3. Một số cách phòng ngừa trẻ bị nôn trớ ra sữa vón cục

  • Cho trẻ bú mẹ đúng cách, không cho ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn no vừa đủ và ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp, không nên bú qua bình nhất là khi trẻ còn nhỏ. Điều này sẽ giúp dạ dày của trẻ giãn ra đúng mức đủ để chứa lượng sữa trẻ bú vào, giảm được nguy cơ bị nôn trớ do co bóp của dạ dày
  • Lưu ý tư thế trẻ khi bú: Kê gối cao khoảng 1 viên gạch để bé nằm trong tư thế vai với đầu dốc ít nhất 30 độ. Tư thế nửa nằm nửa ngồi sẽ giúp trẻ giảm bị ọc sữa hay nôn trớ.
  • Sau khi bú nên bế trẻ ở tư thế đứng ít nhất khoảng 30 phút.
  • Nếu trẻ bú bình: yêu cầu chọn bình chuẩn, pha sữa đúng cách, cho trẻ bú không để bình nằm ngang vì khi đó lượng sữa ngập núm vú sẽ dễ gây sặc cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn khi trẻ tỉnh táo, thoải mái, không mệt mỏi, không buồn ngủ.
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều so với lượng bình thường trẻ có thể ăn.

Hiện tượng trẻ nôn trớ sau khi bú, nôn trớ ra sữa vón cục hay trẻ bị tưa lưỡi,… là những hiện tượng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh. Các bà mẹ nên tìm hiểu về các kỹ năng chăm sóc cho trẻ trong những trường hợp này để không bị thụ động khi xử lý.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Dùng thuốc gì khi trẻ bị sởi

Nước Pháp trong nền ẩm thực tế giới luôn nổi tiếng với sự tinh tế và lãng mạn, và bia Heineken nhập khẩu Pháp cũng mang tinh thần này tới người tiêu dùng tại Việt Nam.

TIN TỨC VỀ Cuộc sống

ads
Bán hàng cùng Websosanh