So sánh, tìm kiếm sản phẩm giá rẻ uy tín và tốt nhất | websosanh.vn

Cách bảo quản giúp bánh chưng không bị mốc sau Tết

Cập nhật ngày: 19/03/2024, lúc 00:38
Bánh chưng là biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Hầu như trên bàn thờ của gia đình nào cũng có một vài cặp bánh chưng thờ cúng tổ tiên. Tuy vậy, nếu như không ăn đến mà gói quá nhiều, bánh chưng sẽ rất dễ bị mốc.

Cách xử lý bánh chưng bị “sống lại” hoặc bị mốc

Ở thành phố, thường người ta sẽ không ăn quá nhiều bánh chưng, nên mặc dù ra Tết rồi nhưng vẫn thừa bánh. Còn ở quê, mỗi lần gói bánh thường người ta sẽ gói khá nhiều, nên chắc chắn sẽ có hiện tượng bánh bị mốc hoặc bị “sống lại”. Dù có gặp hiện tượng nào thì bạn cũng đừng vội vàng vứt đi, vẫn có cách để “chữa”.

“Sống lại” là hiện tượng những hạt gạo nếp sau khi chín, để lâu, bị tách nước nên sẽ bị khô cứng, những hạt nếp có khả năng trở về trạng thái cứng như ban đầu. Nếu bánh bị “sống lại”, bạn chỉ cần luộc lại là đã có thể có một chiếc bánh chưng mềm, nóng và ngon lành như lúc đầu.

Còn hiện tượng bánh chưng mốc, nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng khiến nấm mốc phát triển nhanh chóng. Bạn có thể phát hiện những vết mốc bằng mắt thường, những mảng “không bình thường” sẽ có màu trắng hoặc xanh, lên men. Nếu phát hiện bánh mốc kịp thời, vẫn có cách để bạn “cứu vớt” lại những chiếc bánh chưng đó, tránh việc phải vứt đi, vừa phí vừa có tội với người nông dân. Đầu tiên, để “diệt” nấm mốc, bạn có thể hơ bánh trên bếp ga, hoặc bếp lửa, bạn cũng có thể hấp lại bánh. Nhiệt độ cao sẽ làm cho nấm mốc bị “tiêu diệt” hoàn toàn. Sau khi bóc bánh ra, nếu thấy phần bánh nào bị mốc, bạn hãy dùng dao sắc cắt bỏ đi.

Phần bánh hay bị mốc nhất chính là ở phần góc bánh vì góc bánh là nơi dễ bị rách nhất, khiến cho không khí dễ tiếp xúc với bánh. Tuy nhiên, nếu bánh mới bị mốc thì đó cũng chỉ mới là quá trình lên men nên dù có ăn cũng không gây hại đến sức khỏe, bạn không phải lo.

Với những chiếc bánh đã bị mốc lâu ngày, không còn cách nào khác là bạn phải bỏ đi, vì nếu ăn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc, gián tiếp gây ra bệnh ung thư.

Cách bảo quản giúp bánh chưng không bị mốc sau Tết

– Đầu tiên, phải chú ý đến cách gói bánh chưng. Bánh càng chặt thì sẽ càng để được lâu. Tuy nhiên cũng không nên chặt quá, bởi chặt quá thì dễ bị sống lại, bánh dễ bị cứng. Tuy nhiên, dù sao gói chặt cũng làm bánh ngon hơn so với gói bánh lỏng tay. Bởi nếu chiếc bánh chưng nhìn quá lỏng lẻo thì vừa không đẹp lại vừa dễ bị mốc và nhão quá.

– Trong quá trình nấu bánh phải chắc chắn là bánh chín kĩ, trên dưới nồi đều phải chín đều.

– Sau khi nấu bánh xong, dùng một chậu nước đã đu sôi, nhiệt độ tầm khoảng 30 đến 40 độ, cho bánh chưng vào và rửa cho sạch để hết lớp nhớt phủ trên bánh.

– Sau khi rửa xong nên ép bánh bằng 2 tấm gỗ (trên và dưới) để nước được thoát hết ra ngoài. Ngoài ra, làm như thế này cũng giúp bánh được vuông vức và đẹp hơn.

– Những ngày đầu tiên bạn có thể để bánh ở ngoài. Tuy nhiên, sau đó, để tránh việc bị mốc hoặc sống lại, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi cho vào tủ lạnh nên bọc ngoài chiếc bánh một lớp báo giấy.

– Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bánh để xử lý ngay nếu nó bị sống lại hoặc bị mốc.

Hương Giang

tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

TIN TỨC VỀ Cuộc sống

ads
Bán hàng cùng Websosanh