So sánh, tìm kiếm sản phẩm giá rẻ uy tín và tốt nhất | websosanh.vn

Sai lầm mẹ thường mắc phải khi dùng bỉm cho bé

Cập nhật ngày: 15/07/2015, lúc 11:54
Mặc bỉm cả ngày không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé mà còn gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm.

Bỉm là một trong những vật dụng không thể thiếu trong danh sách sản phẩm của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết sử dụng bỉm đúng cách, điều đó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Dưới đây là những sai lầm các mẹ cần tránh khi dùng bỉm cho con yêu của mình:

Chọn bỉm không đúng kích cỡ

Khi mới làm mẹ lần đầu nhiều người thường lúng túng và thiếu kinh nghiệm trong chăm sóc bé và nghĩ rằng loại bỉm nào cũng có thể dùng cho bé nhà mình. Tuy nhiên, trên thực tế kích cỡ bỉm sẽ thay đổi tương ứng với cân nặng, chiều cao của bé. Ngoài ra, có nhiều mẹ suy nghĩ cho con mặc bỉm size rộng thì trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Hoặc cho con mặc bỉm quá chặt để nước tiểu không chảy ra ngoài. Thế nhưng việc mặc bỉm quá rộng hoặc quá chật là sai lầm khi dùng bỉm cho trẻ.

Mặc bỉm quá rộng hoặc quá chật là sai lầm khi dùng bỉm cho trẻ (nguồn: internet)

Khi mặc bỉm cho bé với size lớn hơn, bỉm sẽ không ôm khít được háng bé khiến cho nước tiểu có thể tràn ra ngoài. Ngược lại nếu mặc bỉm size nhỏ sẽ làm cho trẻ không thoải mái và khó chịu. Chính vì vậy, các mẹ nên dựa vào lứa tuổi, kích cỡ, cơ địa để chọn loại bỉm phù hợp với bé. Bên cạnh đó, trên bao bì của mỗi bịch bỉm đều có ghi size bỉm tương ứng với mức cân nặng của trẻ nên các mẹ có thể dựa vào đó để lựa chọn bỉm cho con yêu của mình.

Đóng bỉm sai cách

Nhiều mẹ không biết rằng đối với bé gái và bé trai thì cần có cách đóng bỉm khác nhau nên đã đóng bỉm sai cách cho bé. Đóng bỉm cho bé trai cần chú ý vùng kín của con khi đóng bỉm. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Khi đóng bỉm cho bé gái thì bố mẹ nên lưu ý đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.

Đóng bỉm cho bé cả ngày

Không nên mặc bỉm cho bé cả ngày (nguồn: internet)

Tuy rằng bỉm là sản phẩm rất tiện dụng nhưng mẹ cũng không nên vì thế mà đóng bỉm cho bé 24/24, bẩn lại thay. Điều này không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé mà còngây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.

Không thường xuyên thay bỉm cho bé

Dù có bận đến mấy thì các mẹ cũng đừng quên thay bỉm cho bé chứ đừng nên đợi đến khi bỉm ướt sũng mới thay vô tình tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát sinh, gây hại cho làn da của bé. Nếu bé mới sinh, mẹ có thể thay tã cho bé sau 2 tới 3 giờ đồng hồ. Còn nếu dùng tã quấn thì có thể để từ 3 tới 4 tiếng.

Cho bé mặc bỉm khi đã trên 3 tuổi

Khi bé bắt đầu đi mẫu giáo là lúccác mẹ nên giúp con mình tạm biệt thói quen dùng bỉm

(nguồn: internet)

Khi bé được 3 tuổi, các mẹ nên giúp con mình tạm biệt thói quen dùng bỉm. Điều này không chỉ giúp bé quen với việc đi tiểu tự chủ mà giúp cho làn da bé không bị hăm và viêm nhiễm do dùng bỉm quá lâu.

Bôi phấn rôm, kem phấn trước khi đóng bỉm

Một số mẹ có thói quen, sử dụng phấn rôm hoặc các loại kem sáp chống hăm, rôm sảy cho bé ở mông, sau đó mới đóng bỉm. Thực tế, cách làm này vô cùng tai hại. Làn da của bé sẽ chịu tổn hại, bí bách ở hai mức độ: kem (phấn) và bỉm. Từ đó, mẹ không những không phòng được hăm tã cho bé mà còn khiến bé bị hăm nặng hơn. Tốt nhất, khi mẹ “thả rông” cho bé, mẹ hãy bôi phấn rôm để làm mát da bé. Sau đó, nếu mẹ muốn đóng bỉm thì mẹ rửa sạch làn da bé với nước ấm và lau khô.

H.T

(Tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

TIN TỨC VỀ Sản phẩm cho bé

ads
Bán hàng cùng Websosanh