So sánh, tìm kiếm sản phẩm giá rẻ uy tín và tốt nhất | websosanh.vn

4 sai lầm khi tập ngồi bô cho con mẹ tuyệt đối không nên mắc phải

Cập nhật ngày: 18/03/2024, lúc 23:57
Đến tuổi bé sẽ có thể tập ngồi bô để đi vệ sinh, việc này vừa giúp bé tự lập, vừa giúp mẹ tiện lợi hơn trong việc chăm sóc bé. Tuy nhiên, bố mẹ hãy lưu ý đừng mắc những sai lầm sau đây nhé!

Tập ngồi bô cho con quá sớm

Nếu bạn nghĩ rằng cứ đến tuổi là bé sẽ có thể tự ngồi bô thì rõ ràng điều đó là không đúng. Thực ra không có một độ tuổi nhất định nào được xem là lý tưởng cho việc tập ngồi bô của bé. Bé chỉ có thể ngồi bô khi bé cảm thấy sẵn sàng.

Mẹ nên nhớ rằng, bàng quang của trẻ vẫn tiếp tục lớn lên và hoàn chỉnh cho đến lúc 3 tuổi, nếu được tích đầy, xả rỗng một cách tự nhiên nhất thì bàng quan sẽ phát triển khỏe mạnh. Trong khi đó việc cho trẻ tập ngồi bô quá sớm sẽ làm cho việc đi vệ sinh của bé không còn được tự do nữa, trẻ sẽ phải có thời gian chuẩn bị cho việc đi vệ sinh của mình, hoặc nhiều khi mải chơi quá mà “quên” mất việc đi vệ sinh. Điều này nếu không cẩn thận sẽ dễ gây ra táo bón, suy thận, thâm chí là nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, trẻ cần được đi vệ sinh tự do cho đến khi chúng sẵn sàng cho việc tập ngồi bô.

Chỉ khi mẹ thấy bé đã sẵn sàng cho việc ngồi bô, lúc đó mẹ mới nên đề nghị bé học cách ngồi. Một số dấu hiệu có thể bé đã sẵn sàng:

– Bé có thể tự đi lại và ngồi lên bô, bồn cầu

– Bé có thể tự cởi quần ra và mặc quần vào

– Bé đi tiêu đều đặn

– Bé có thể giữ cho tã khô trong khoảng 2 tiếng đồng hồ hoặc hơn

– Bé thể hiện sự khó chịu khi tã ướt hoặc bẩn

– Bé thể hiện sự quan tâm nhất định đối với nhà vệ sinh, chẳng hạn như thích giật nước bồn cầu hoặc muốn cùng vào nhà tắm với bố mẹ hoặc anh chị em.

Nếu thấy những dấu hiệu này thì có nghĩa là bé nhà bạn đang thích việc tự ngồi bô hơn là mặc bỉm.

Giục giã con trong lúc ngồi bô

Không có đứa trẻ nào có thể ngồi bô thành công chỉ trong một lần ngồi đầu tiên. Quá trình tập luyện của bé sẽ rất “gian nan” và “vất vả”, cho cả mje và bé. Vì vậy, tốt nhất là khi bé chịu ngồi bô mẹ đừng bao giờ thúc giục bé phải nhanh lên.

Việc thúc giục con chỉ làm trẻ thêm áp lực và làm chậm lại quá trình tập ngồi bô. Đặc biệt, nếu bạn thể hiện sự cáu kỉnh, nóng giận vì con không làm đúng ý mình thì bé sẽ càng sợ sệt và khó khăn hơn trong việc hợp tác.

Không huấn luyện con thường xuyên

Đi vệ sinh là việc hàng ngày, bởi vậy mỗi ngày mẹ phải huấn luyện cho bé nhiều lần để bé không bị “quên”. Ban đầu, mẹ sẽ hơi “đau đầu” và vất vả bởi bé vẫn có thể tè dầm. Để luyện thói quen đi vệ sinh cho bé, mẹ nên nhắc nhở con đi tè thường xuyên sau khi uống chất lỏng được khoảng 20 phút. Nếu không có mẹ nhắc nhở, quá trình “tự lập” của con sẽ chậm đi đáng kể, ngoài ra, nguy cơ mà bé bị viêm nhiễm do nhịn tiểu cũng sẽ tăng lên.

Không tạo cảm hứng kích thích con

Việc đi vệ sinh vào bô đối với người lớn thì có thể dễ nhưng với những đứa trẻ thì lại vô cùng khó. Trẻ có thể mất một thời gian dài để tập làm quen với điều này. Vì vậy, để giúp con đẩy nhanh quá trình làm “người lớn”, mẹ nên dành những lời khen ngợi, tán thưởng bé mỗi khi bé ngồi bô theo lời mẹ.

Bạn biết đấy, trẻ con sẽ vô cùng hứng thú nếu được khen ngợi và khích lệ. Những câu nói như “Bắt đầu ra dáng người lớn rồi đấy!”, “Bé của mẹ giỏi quá!” luôn có tác dụng thần kì giúp bé nhanh thành công.

Mẹ nên chọn những chiếc bô thật xinh xắn cho bé, điều này cũng sẽ khiến bé hào hứng hơn trong việc đi vệ sinh. Ngoài ra, dùng bô không có nghĩa là ngưng hẳn dùng bỉm. Mẹ cần phải kết hợp cả hai và dần dần thay thế những lần thay bỉm bằng ngồi bô, đừng để bé cảm thấy “shock” quá trong quá trình học ngồi bô của mình.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Review bỉm Supdry nội địa Trung cho bé từ A-Z

Sữa chua dẻo Merino 6 vị mới của thương hiệu Merino nổi tiếng bạn đã thử chưa. Hãy cùng Websosanh.vn khám phá 6 hương vị sữa chua dẻo này là gì và các lưu ý quan trọng khi sử dụng, bảo quản loại sữa chua này nhé!

TIN TỨC VỀ Sản phẩm cho bé

ads
Bán hàng cùng Websosanh